Hướng Dẫn Cách SEO Cho Youtube Đạt Hiệu Qủa Cao

Thảo luận trong 'SEO Onpage - Tối Ưu Website' bắt đầu bởi vattucongtrinh, 20/3/23.

  1. vattucongtrinh PageRank 0 Member

    Tham gia ngày:
    20/3/23
    Nơi ở:
    https://bkvietnam.vn/bang-gia-thang-cap/
    Từ khi mạng xã hội phát triển thì việc tìm kiếm với Google được con người sử dụng khá nhiều. Không còn dừng lại ở việc tra cứu thông tin mà ngày nay họ còn tìm bằng hình ảnh hoặc các video trực tuyến. Chính vì thế mà SEOer cũng muốn các sản phẩm của mình được thu hút trên Google hay Youtube. Bài viết sau sẽ Hướng Dẫn Cách SEO Cho Youtube Đạt Hiệu Qủa Cao.

    Hướng Dẫn Cách SEO Cho Youtube Đạt Hiệu Qủa Cao
    1.Nghiên cứu từ khóa SEO video
    Việc nghiên cứu từ khóa khi SEO video hoàn toàn khác so với việc nghiên cứu từ khóa bài viết trên văn bản. Vậy tại sao lại có sự khác biệt giữa SEO video và SEO bài viết thông thường.

    Có hai lý do chính giải thích cho sự khác biệt giữa SEO video và SEO bài viết.

    Lý do thứ nhất:phần lớn lượt xem video của bạn đến từ việc Youtube gợi ý video trước mặt người dùng.

    Đúng thế, bạn cần tối ưu video của mình cho YouTube và tìm kiếm trên Google. Tuy nhiên, phần lớn mọi người chỉ nhận được khoảng 15-25% lượng traffic video từ search.

    Người dùng chỉ nhận được từ 10-15% lượng traffic cua video từ search
    Còn lại là đến từ các video được gợi ý xem và “các tính năng duyệt web”.

    Lý do thứ 2: Nhiều người sử dụng Google và YouTube theo các cách hoàn toàn khác nhau.

    Một từ khóa nhận được 100k lượt tìm kiếm mỗi tháng trên Google (ví dụ từ “life insurance” (bảo hiểm nhân thọ)) có thể chỉ có 50 lượt tìm kiếm trên YouTube.

    Ngược lại, một từ khóa có lượng tìm kiếm lớn trên YouTube (ví dụ từ “cute cats” (những chú mèo xinh xắn)), lại có lượng tìm kiếm ít hơn nhiều trên Google.

    Vì thế, để nghiên cứu từ khóa cho SEO video không phải là điều đơn giản. Dưới đây là 5 kỹ thuật nghiên cứu từ khóa khi SEO video mà chúng tôi thưởng sử dụng.

    Youtube Suggest
    Giống như Google Suggest, cơ chế hoạt động của YouTube Suggest cũng hoạt động tương tự. Khi nhập một từ khóa vào trường tìm kiếm trên YouTube, bạn sẽ thu được một danh sách các gợi ý.

    Sử dụng Youtube Suggest để nghiên cứu từ khóa
    Đây là một kỹ thuật khá đơn giản, tuy nhiên, lại mang lại hiệu quả khá cao. Bởi YouTube cho bạn biết khá chính xác những từ khóa mà người dùng đang tìm kiếm.

    Mẹo: Thêm dấu gạch dưới (“_”) vào phía trước từ khóa của bạn. YouTube sẽ hiển thị cho bạn xem các gợi ý về từ khóa + tiền tố của từ khóa mà bạn nhập vào.

    Sử dụng dấu gạch dưới (_) để thêm tiền tố cho từ khóa
    TubeBuddy Tags
    TubeBuddy Tags là tiện ích mở rộng miễn phí trên Google Chrome. Tiện ích này cho bạn biết chính xác các từ khóa mà đối thủ của bạn sử dụng cho video của họ.

    Đầu tiên, cài tiện ích mở rộng này trên trình duyệt Google Chrome của bạn

    Cài đặt tiện ích Tube Buddy để nghiên cứu từ khóa của đối thủ
    Sau đó, tìm đến video của một đối thủ cạnh tranh. Nhấp lên thẻ “tags”:

    Click vào thẻ tag để xem từ khóa của đối thủ
    Thao tác này sẽ cho bạn biết các thẻ hay các từ khóa SEO của video đó

    Tại đây bạn có thể xem các từ khóa của đối thủ
    Khi kiểm tra thẻ tags hay từ khóa đang SEO của đối thủ, bạn sẽ thấy các chữ số màu xanh bên cạnh từ khóa. Chữ số màu xanh này cho bạn biết vị trí, thứ hạng của video đó cho các từ khóa này trên tìm kiếm YouTube

    Các con số màu xanh là thứ hạng của video với từ khóa đó khi tìm kiếm trên Youtube
    Vì vậy, nếu bạn tìm thấy một video được tối ưu hóa kém hiệu quả xếp hạng cho từ khóa đó, hãy thêm video đó vào danh sách của bạn.

    Bạn có thể có thứ hạng cao hơn video đó bằng cách xuất bản một video chất lượng cao, được tối ưu hóa về từ khóa.

    Tubular Labs của đối thủ cạnh tranh

    Tubular Labs là một chương trình cung cấp dịch vụ cơ bản miễn phí rất mạnh mẽ. Công cụ này cho phép bạn phân tích kênh của đối thủ cạnh tranh. Đây là một trong những cách để tìm ý tưởng về từ khóa và ý tưởng về chủ đề cho các video của mình.

    Cách sử dụng như sau:

    Trước tiên, truy cập vào website tubularlabs.com rồi đăng ký sử dụng YouTube Dashboard của họ.
    Truy cập vào Tubular để đăng ký tài khoản
    Tiếp theo, kết nối Tubular Labs với kênh YouTube của bạn.
    Kết nối Tubular với kênh của bạn
    Sau khi hoàn tất, click vào “Insights”
    Sau khi hoàn tất click vào insight
    Thao tác này sẽ hiển thị cho bạn biết các video khách hàng tiềm năng của bạn xem khi họ không xem nội dung của bạn.
    Các video mà khán giả xem khi không xem video của bạn
    YTCockpit
    YTCockpit là một trong số ít công cụ nghiên cứu từ khóa được thiết kế riêng cho YouTube.

    Để sử dụng công cụ này, nhập một từ khóa gốc (seed keyword) vào công cụ:
    Tìm từ khóa bằng YT cockpit
    YTCockpit sẽ hiển thị cho bạn rất nhiều gợi ý từ khóa…và các chỉ số quan trọng cho từng từ khóa.
    Giống như bất kỳ công cụ nghiên cứu từ khóa đều có sức mạnh riêng, YTCockpit hiển thị cho bạn thông tin cơ bản cho từng từ khóa (ví dụ số lượt tìm kiếm và CPC).

    YT Cockpit sẽ gợi ý cho bạn một loạt các từ khóa
    (Lưu ý: “Monthly Searches” (Lượt tìm kiếm hàng tháng) trên YTCockpit thể hiện số lượt tìm kiếm trên Google. Và “Impressions Per Week” (Số lần xuất hiện mỗi tuần) là ước tính sơ bộ số người xem video của bạn nói về chủ đề đó trên mạng lưới quảng cáo của Google…bao gồm cả YouTube. Mặc dù không chính xác 100% nhưng các con số này giúp bạn biết sơ bộ về mức độ quan tâm của người dùng về chủ đề đó trên YouTube).

    Tuy nhiên, điều khác biệt của công cụ này là nó giúp tăng khả năng cạnh tranh trên YouTube.
    YTCockpit hiển thị cho bạn thời lượng trung bình của video, số lượt thích và lượng bình luận cho từng video xếp hạng cho một từ khóa nào đó:

    YT Cockpit sẽ cho bạn biết được các thông số cơ bản của một video
    Nếu bạn click vào một gợi ý từ khóa, công cụ sẽ hiển thị cho bạn chi tiết về YouTube SERP:
    YT Cockpit sẽ trả về một bảng phân tích chi tiết của SERP
    YouTube Analytics Stats
    YouTube Analytics Stats là một ứng dụng tốt nhất mà bạn nên sử dụng.

    Nếu kênh của bạn cũng có khả năng hấp dẫn người dùng thì YouTube Analytics sẽ là nguồn từ khóa tuyệt vời mà bạn có sẵn.

    Bởi vì YouTube Analytics sẽ hiển thị cho bạn các từ khóa mà bạn đã xếp hạng và người dùng đang tìm kiếm.

    Trước tiên, tìm đến YouTube dashboard của bạn.
    Truy cập vào bảng điều khiển kênh của bạn
    Click vào “Analytics” và “Traffic Sources”:
    Click vào analytics và traffic sources
    Click vào “YouTube Search”:
    Lựa chọn Youtube Search
    Bạn có thể xem tất cả các từ khóa mà bạn đang xếp hạng
    Bạn có thể xem tất cả các từ khóa mà bạn đang xếp hạng cho video đó
    Bạn cũng có thể làm hai việc với từ khóa mà bạn đã tìm được.

    Việc số 1: Tối ưu hóa một video hiện có xoay quanh từ khóa đó

    Nếu bạn có một video xếp hạng cho một từ khóa. Tuy nhiên, chưa được tối ưu hiệu quả cho từ khóa cụ thể đó. Hãy tối ưu video của bạn cho từ khóa đó.

    Bằng cách thực hiện kỹ thuật SEO on-page video, bạn có thể có được vị trí cao trên trang kết quả tìm kiếm.

    Ví dụ, video này của tôi xếp hạng số 7 cho từ khóa “Google SEO”


    Tuy nhiên, video này lại không được tối ưu hiệu quả quanh từ khóa đó.

    Vì vậy, những gì tôi cần làm là thêm từ khóa đó dưới dạng một thẻ tags.

    Thêm từ khóa đó giống như thẻ tags
    Thêm từ khóa đó trong phần mô tả của video

    Nhắc lại từ khóa đó trong phần mô tả video
    Việc số 2: Tạo một video mới cho từ khóa đó

    Thay vì tối ưu một video cũ quanh một từ khóa, hãy tạo một video hoàn toàn mới.

    Theo đó, video của bạn nhắm tới khách hàng đích hiệu quả hơn cho từ khóa đó. Điều đó đồng nghĩa với khả năng xếp hạng tốt hơn so với một video chỉ được tối ưu một phần quanh từ khóa đó.

    2. Tạo những video tuyệt vời chất lượng

    Nếu bạn muốn xếp hạng trên YouTube, bạn cần có những video tuyệt vời.

    Một video “tuyệt vời” với tôi có thể lại khiến cho bạn muốn ném laptop của mình ra ngoài cửa sổ.

    Trong thế giới YouTube, từ “tuyệt vời” được đo lường theo một vài chỉ số chính như:

    Thời lượng của phiên duyệt web
    Thời gian xem
    Thời gian khách hàng tiềm năng ở lại trang
    Mức độ tương tác
    CTR
    Và khi bạn tạo những video với các yếu tố xếp hạng trên YouTube này, bạn có thể thấy mình đạt kết quả cao trên trang kết quả tìm kiếm..

    Đến đây, chúng tôi cần giới thiệu chi tiết từng tín hiệu xếp hạng và chỉ cho bạn cách tạo những video được tối ưu cho từng tín hiệu xếp hạng đó.

    Total Watch Time

    Tổng thời gian được xem là yếu tố xếp hạng số 1 của YouTube.

    Tổng thời gian xem là gì? Tổng thời gian xem (TWT) là lượng thời gian xem tính theo phút của video của bạn.

    Bạn có thể thấy chỉ số này trong YouTube Analytics:

    Biểu đồ tổng thời gian xem
    Làm thế nào để bạn tối ưu hóa cho TWT?
    Trước tiên, phải tạo những video có thời lượng dài.

    Ví dụ bạn xuất bản hai video: Video A dài 12 phút. Video B dài 4 phút.

    Và trung bình người khác xem khoảng 40% mỗi video đó.

    Cuối cùng, video A có thời gian xem nhiều hơn gấp 3x lần video B!

    Trên thực tế, nếu bạn kiểm tra các kết quả cho từ khóa cạnh tranh, bạn sẽ nhận thấy rằng video được xếp hạng cao khá dài:

    Thông thường các video được xếp hạng cao thường khá dài
    Tiếp theo, tạo các video được tối ưu giúp giữ chân người dùng ở lại.

    Thời gian khách hàng tiềm năng ở lại trang
    Một tín hiệu xếp hạng quan trọng trên video khác của YouTube là thời gian khách hàng tiềm năng ở lại trang.

    Thời gian khách hàng tiềm năng ở lại trang là thời lượng (tính theo phần trăm) người khác xem video của bạn.

    Càng nhiều người xem video của bạn thì tỉ lệ giữ chân khách hàng càng lâu hơn
    Rõ ràng, người dùng càng xem video của bạn càng lâu càng tốt.

    Dưới đây là cách tối đa hóa thời gian khách hàng tiềm năng ở lại trang:

    Tập trung vào 15 giây đầu tiên
    15 giây đầu tiên của video của bạn có ý nghĩa rất quan trọng.

    Trên thực tế, YouTube khuyên bạn nên tập trung vào phần cực kỳ quan trọng này của video.

    Youtube khuyên bạn nên tập trung vào 15 giây đầu tiên
    Bởi vì dữ liệu của họ cho thấy nếu bạn thu hút được ai đó trong 15 giây đầu tiên, bạn sẽ thu hút được người đó mua hàng.

    (Và ngược lại. Nếu bạn để mất ai đó trong 15 giây đầu tiên, họ sẽ không quay trở lại nữa).

    Tìm những khoảng cao điểm và thấp điểm
    Dành vài phút kiểm tra các báo cáo thời gian khách hàng tiềm năng ở lại trang cho các video của bạn.

    Mẹo: Chuyển sang “Relative audience retention” để xem hiệu quả của video của bạn so với các video tương tự

    Dành ra vài phút để kiểm tra video của bạn
    Hãy tìm những điểm mà ở đó, khách hàng tiềm năng ở lại trang đạt điểm cao nhất.

    Tìm các điểm người dùng xem nhiều nhất
    Và khách hàng tiềm năng ở lại trang đạt điểm thấp nhất.

    Tìm các điểm người dùng xem ít nhất để tránh xa
    Sau đó, với các video trong tương lai, hãy chú trọng tới những yếu tố mang lại hiệu quả cao. Và loại bỏ những thành phần của video khiến người khác thoát khỏi trang.

    Sử dụng “Pattern Interrupts”
    Pattern Interrupts (gián đoạn cấu trúc) là những thời điểm trên video của bạn màs tại đó bạn thay đổi mọi thứ.

    Và việc phân bố một hay hai Pattern Interrupts trên mỗi video có thể tạo ra sự khác biệt lớn về thời gian khách hàng tiềm năng ở lại trang.

    Sử dụng "Pattern Interrupts"
    Session Watch Time
    Session Watch Time là “uber metric” (chỉ số thực sự tuyệt vời) của YouTube.

    Chỉ số này cơ bản thể hiện thời gian người xem ở trên nền tảng của YouTube sau khi xem video của bạn.

    Khi YouTube xác nhận yếu tố xếp hạng này họ nói rằng:

    “Đối với các tối ưu trước đây cho các tính năng khám phá của chúng tôi, việc này sẽ có lợi cho kênh của bạn nếu video của bạn thu hút được nhiều thời gian xem hơn trên YouTube.”

    Hay nói cách khác: “Chúng tôi đánh giá cao những video thu hút được người dùng ở lại trên YouTube.”

    Thật không may là không có cách nào có thể đo lường trực tiếp Session Watch Time.

    2. Tiếp theo, thêm liên kết vào các video khác của bạn ở cuối mỗi video và một liên kết tới kênh của bạn:

    Cách làm này khuyến khích người dùng của bạn ở lại YouTube thay vì thoát khỏi trang.

    User Engagement
    User Engagement (tương tác người dùng) là một tín hiệu xếp hạng video quan trọng khác.

    YouTube không muốn người dùng ngồi thụ động và xem video của bạn. Thay vào đó, họ muốn thấy rằng người dùng tích cực tương tác với video của bạn.

    Cụ thể, họ sẽ đo lường có bao nhiêu người:

    Thích
    Bình luận
    Đăng ký
    Chia sẻ
    Thêm video của bạn vào một danh sách phát
    YouTube càng thấy nhiều tín hiệu này, thì họ càng biết rằng video của bạn đang giúp người dùng tương tác trên nền tảng này.

    Dưới đây là 3 mẹo để tối ưu tín hiệu tương tác người dùng.

    #1: Yêu cầu người khác bình luận video của bạn

    Người dùng THÍCH đưa ra ý kiến của mình. Tuy nhiên, người dùng lại GHÉT phải suy nghĩ. Vì vậy, hãy tăng khả năng người dùng bình luận video của bạn, hãy cho người xem thứ gì đó cụ thể để bình luận.

    Cung cấp một cái gì đó cụ thể để người dùng bình luận
    #2: Thêm một nút CTA “Subscribe” (Đăng ký) vào script của bạn

    Đừng ngại yêu cầu người khác đăng ký kênh của bạn. Trên thực tế, chúng tôi khuyên bạn nên thêm một nút kêu gọi hành động rõ ràng ở cuối mỗi video như sau:

    Thêm một nút CTA vào video của bạn
    #3: Trả lời bình luận

    Khi bạn trả lời bình luận, bạn kích thích người khác bình luận. Thêm bình luận = thêm tương tác = xếp hạng cao hơn.

    Hãy luôn đảm bảo trả lời 100% bình luận xuất hiện trong 24 giờ đầu tiên video của mình phát trực tiếp:

    Luôn trả lời comment của người dùng
    3. Tối ưu video

    Giống với một bài viết trên blog, có nhiều thứ về video SEO so với xuất bản một đoạn nội dung tuyệt vời.

    Bạn cũng cần tối ưu video của bạn quanh từ khóa người khác sử dụng trên YouTube (và trên Google).

    Cách tối ưu video như sau:

    Tiêu đề video
    Bạn có hai mục tiêu cho phần tiêu đề video:

    Mục tiêu #1: Đưa vào từ khóa chính của bạn.

    Mục tiêu #2: Tối đa tỷ lệ nhấp chuột (CTR).

    Tất cả những gì bạn cần làm là đưa từ khóa chính vào tiêu đề.

    Tập trung tối ưu từ khóa cho tiêu đề video của bạn
    Mô tả video
    Viết đoạn mô tả cho mỗi video
    Chúng tôi khuyên nên viết mô tả dài hơn 200 từ cho mỗi video. Bởi đoạn mô tả dài hơn giúp YouTube hiểu rõ hơn về chủ đề của video của bạn.

    Và từ đó giúp video của bạn hiển thị thêm các video khác dưới dạng một video được gợi ý:

    Video của bạn sẽ hiển thị dưới dạng video gợi ý
    Thẻ tag video của YouTube
    Thẻ tag gần như không còn quan trọng như trước đây nữa. Nhưng YouTube vẫn yêu cầu sử dụng thẻ tag. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng chúng. Chúng tôi chỉ đưa ra khoảng 5 thẻ thích hợp cho mỗi video. Và hãy chắc rằng một trong các thẻ đó là từ khóa chính của mình.

    Thêm 5 thẻ tags cho mỗi video
    Hãy nhắc đến từ khóa chính của bạn trong mỗi video
    Hãy nhớ rằng YouTube hoàn toàn có thể hiểu những gì bạn nói trong video.

    Youtube hoàn toàn có thể hiểu được những gì bạn nói trong video
    Nhưng theo kinh nghiệm của chúng tôi họ hiểu đúng được 90% số từ có trong một video nào đó. Thêm vào đó, bạn có thể tải lên một đoạn lời thoại để chắc rằng YouTube hiểu đúng từng từ. Và khi YouTube nghe bạn nhắc đến từ khóa chính trong video của bạn, họ sẽ hiểu rằng video của bạn là nói về từ khóa đó.

    Đó là lý do tại sao tôi luôn đảm bảo mình nhắc đến từ khóa một hay hai lần trong mỗi video:

    Nhắc đến từ khóa 1 đến 2 lần trong mỗi video
    Tải lên một đoạn lời thoại
    Một đoạn lời thoại sẽ giúp YouTube hiểu toàn bộ video của bạn nói về chủ đề gì.

    Theo kinh nghiệm của tôi, cách này sẽ giúp video của bạn xuất hiện trong nhiều video gợi ý hơn.

    Tối ưu hóa video cho CTR
    Thí nghiệm của tôi cũng cho thấy YouTube coi CTR là một tín hiệu xếp hạng QUAN TRỌNG. Nếu có nhiều người tìm kiếm một từ khóa trên YouTube và click vào kết quả của bạn khả năng bạn sẽ được gia tăng thứ hạng.

    Vấn đề đặt ra là:

    Làm thế nào để bạn tối ưu video cho CTR?

    CTR Booster #1: Tiêu đề hấp dẫn.

    Đúng thế, bạn cần đưa từ khóa chính của mình vào tiêu đề của video. Tuy nhiên, phải dành riêng phần còn lại của tiêu đề để thu hút thêm lượt nhấp chuột.

    Làm tiêu đề của bạn trở lên hấp dẫn hơn
    Mẹo: Không được sử dụng tiêu đề mồi (clickbait). Bạn sẽ nhận được thêm lượt nhấp chuột về dài hạn. Tuy nhiên, những con số về thời gian khách hàng tiềm năng ở lại trang sẽ khiến YouTube giảm thứ hạng video của bạn.

    CTR Booster #2: Hình thu nhỏ bắt mắt.

    Những người sử dụng YouTube chuyên nghiệp biết rằng hình thu nhỏ của bạn có thể đem lại thành công hay thất bại cho video của bạn.

    Vì vậy, hãy chắc rằng bạn phải xây dựng hình thu nhỏ cho video của bạn thật nổi bật

    Xây dựng hình thu nhỏ cho video that bắt mắt
    CTR Booster #3: Mô tả thu hút được sự chú ý.

    YouTube hiển thị 125 ký tự đầu tiên trong phần mô tả của bạn trên kết quả tìm kiếm.

    Phần mô tả của video phải hay và thu hút
    125 ký tự đầu tiên đó phải hay, thu hút được người nào đó click vào video của bạn. Như vậy bạn đã có một video thu hút được người dùng click vào và đã được tối ưu cho từ khóa chính của bạn.

    4. Độ uy tín của kênh

    Độ uy tín của kênh của bạn có vai trò cả trực tiếp và gián tiếp quyết định đến hiệu quả của các video trên YouTube.

    Nhìn chung, các video xuất bản trên một kênh có độ uy tín cao và cộng đồng đông đảo sẽ có xếp hạng cao hơn so với cùng một video ở trên một kênh mới.

    Dưới đây là cách để nhanh chóng xây dựng độ uy tín cho kênh của bạn.

    Thương hiệu và thông điệp cho kênh của bạn
    Đây là nơi để bạn trả lời câu hỏi:

    “Kênh của bạn khác biệt thế nào với tất cả các kênh khác trên YouTube?”

    Nếu kênh của bạn không trả lời được câu hỏi này, khách truy cập mới sẽ phải thắc mắc tại sao bạn lại tồn tại được. Và bạn sẽ bỏ lỡ những người đăng ký tiềm năng.

    Tuy nhiên khi bạn phát đi một thông điệp thống nhất, người xem tiềm năng của bạn sẽ nhấn ngay nút “subscribe” (đăng ký). Trong trường hợp này, chúng tôi biết rằng khách hàng tiềm năng muốn có được “thứ hạng cao hơn và có thêm traffic”.

    Vì vậy, tôi đã xây dựng khẩu hiệu kênh: “thứ hạng cao hơn và traffic nhiều hơn”.

    Đơn giản nhưng hiệu quả.

    Và ở phần còn lại chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn các mẹo có thể thực hiện để bạn tăng cường thương hiệu và độ uy tín của kênh.

    Header kênh của bạn
    Đảm bảo đặt khẩu hiệu kênh của bạn ở đây.

    Dưới đây là một ví dụ từ kênh của tôi.

    Đặt câu khẩu hiệu của kênh ở phần header kênh
    Logo động
    Logo động của bạn có ý nghĩa rất quan trọng đối với thương hiệu kênh của bạn.

    Những ngày đầu khi tôi mới làm kênh của mình, tôi chỉ đưa vào logo website:

    Chỉ có logo đơn thuần của website
    Giờ đây, tôi cũng đưa vào khẩu hiệu kênh của mình:

    Cách này giúp củng cố thông điệp thương hiệu của tôi trong mỗi lượt xem video.

    Thêm khẩu hiệu vào cùng logo website của bạn
    Mô tả About Page
    Đừng quên đưa khẩu hiệu của bạn vào trang giới thiệu của kênh:

    Đừng quên đưa khẩu hiệu của kênh vào phần giới thiệu kênh
    Mẹo: Đồng thời đưa một vài từ khóa vào phần mô tả kênh. Cách này có thể giúp kênh của bạn hiển thị trên kết quả tìm kiếm. Dưới đây là một ví dụ:

    Đưa thêm từ khóa vào phần mô tả kênh
    Danh sách phát (Playlist)
    Danh sách phát của bạn phải thể hiện việc kênh của bạn nói về nội dung gì.

    Ví dụ, kênh của tôi có một danh sách phát có tên “Advanced SEO Strategies” (Chiến lược SEO cao cấp):

    Danh sách phát phải thể hiện kênh nói về nội dung gì
    Vì kênh của tôi nhắm tới người làm tiếp thị chuyên nghiệp (không phải người mới), danh sách phát này hiển thị tới nhóm người làm tiếp thị đó.

    Mẹo: Tối ưu về mặt từ khóa danh sách phát của bạn cho những từ khóa có nhiều ký tự. Cách này có thể giúp xếp hạng danh sách phát của bạn cho từ khóa đó:

    Tối ưu danh sách phát cho những từ khóa dài hơn
    Số người đăng ký
    Các kênh có nhiều người đăng ký hơn có được tích hợp sẵn khả năng tăng cường thứ hạng không?

    Khó có thể khẳng định. Sau cùng thì các kênh phổ biến có nhiều lượt xem hơn mỗi lần họ xuất bản một video mới. Vì vậy, không thể biết được số người đăng ký của bạn có phải là một yếu tố xếp hạng trực tiếp hay gián tiếp không. Nếu bạn có nhiều người đăng ký hơn, các video của bạn sẽ có hiệu quả cao hơn trên YouTube.

    Dưới đây là cách để có thêm người đăng ký:

    #1: Trailer của kênh

    Trailer của bạn chính là lời tiếp thị của kênh.

    Ngoài header ra, trailer là thứ đầu tiên ai đó nhìn thấy khi họ truy cập kênh của bạn:

    Bạn có khoảng một phút để trả lời các câu hỏi này từ người đăng ký:

    Bạn là ai?
    Tại sao tôi cần quan tâm?
    Điều gì khiến kênh của bạn trở nên độc đáo?
    Tại sao tôi nên đăng ký?
    Trailer kênh chính là lời tiếp thị cho kênh của bạn
    Tuy nhiên, nếu bạn có thể trả lời được các câu hỏi này, bạn có thể biến người xem của mình thành người đăng ký trung thành.

    Dưới đây là một ví dụ về một trailer tuyệt vời.
     
    #1
  2. ototulaidanang PageRank 0 Member

    dài quá
     
    #2
  3. ototulaidanang PageRank 0 Member

    cho mình xin tài liệu được không ạ
     
    #3

Chia sẻ trang này