QC Điều trị tiền đái tháo đường hiệu quả tránh tiểu đường

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi ohmygod_305, 16/10/15.

  1. ohmygod_305 PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    20/6/14
    Hơn 15% dân số Việt Nam mắc tiền đái tháo đường, gấp đôi số người bị bệnh đái tháo đường. Bệnh không có triệu chứng, khó phát hiện nhưng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là các bệnh tim mạch.

    Trước khi mắc tiểu đường túyp 2, hầu hết người bệnh đều phải trải qua một giai đoạn rối loạn, gọi là tiền đái tháo đường, tên thường gọi là “đường huyết hơi cao”.

    Cách đây 3 tháng, một lần cơ quan cho đi khám sức khỏe, chị Mỹ Anh, trưởng phòng nhân sự của một công ty xây dựng, tình cờ phát hiện mắc tiền đái tháo đường – đường huyết lúc đói 6,5 mmol/l. Bác sĩ cho biết: nếu chị không can thiệp sớm, bệnh sẽ chuyển thành tiểu đường. Nhớ lại bố chị trước đây vì biến chứng suy thận do đái tháo đường mà qua đời, chị vô cùng hoang mang.

    Theo PGS, Tiến sĩ Tạ Văn Bình - Viện trưởng Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa: điều nguy hiểm là tiền đái tháo đường không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng, dễ chẩn đoán nhầm và tỉ lệ biến chứng cao. Nếu chờ đến lúc xuất hiện tình trạng: sút cân không rõ nguyên nhân, uống nước nhiều vẫn khát, mệt mỏi... mới phát hiện ra bệnh thì đã quá muộn. Ngay từ giai đoạn tiền đái tháo đường, người bệnh đã có thể bị biến chứng tim mạch làm giảm hiệu suất lao động...

    “Tỷ lệ người bị biến chứng tim mạch ở giai đoạn tiền đái tháo đường không kém giai đoạn tiểu đường. Nhưng bệnh nhân tiểu đường còn biết để phòng tránh, người mắc tiền đái tháo đường thường không biết mình bị bệnh nên hệ lụy còn nguy hiểm hơn”, PGS, Tiến sĩ Tạ Văn Bình nói.

    Thời gian tiến triển từ tiền đái tháo đường thành tiểu đường trung bình từ 6 tháng đến 3 năm. Hậu quả của tiểu đường rất nặng nề: biến chứng tim mạch, mù mắt, cụt chi... Trên thế giới, cứ 30 giây, có một người bị cắt cụt chi, hơn 8.500 người chết vì tiểu đường hoặc sự “hợp lực” của tiểu đường với những bệnh lý khác. Người bệnh phải ăn uống kiêng khem và sống chung với bệnh đến hết đời.
    [​IMG]

    Cách duy nhất để phát hiện tiền đái tháo đường là xét nghiệm đường máu. Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, một người được chẩn đoán mắc tiền đái tháo đường nếu có mức đường huyết lúc đói từ 6,1 - 6,9 mmol/l hoặc đường huyết đo sau 2 tiếng uống 75g đường từ 7,8-11,0mmol/l. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh này là người trên 40 tuổi, ít vận động, huyết áp trên 130/80mmHg, tiền sử gia đình có người bị tiểu đường tuýp 2, phụ nữ sinh con nặng hơn 3,6kg, sảy thai nhiều lần không rõ nguyên nhân...

    Song, nếu như người bị tiểu đường buộc phải “sống chung” với bệnh này suốt đời thì người mắc tiền đái tháo đường vẫn còn “đường lui”.

    Như trường hợp của chị Mỹ Anh, sau khi được chẩn đoán mắc tiền đái tháo đường và lên mạng tìm hiểu thông tin, những lo lắng của chị đã được giải tỏa khi nhiều người nói: tiền đái tháo đường có thể chữa khỏi nếu phát hiện và can thiệp kịp thời. Thông tin trên Tạp chí Sinh hóa và Dinh dưỡng lâm sàng Nhật Bản, số ra tháng 9/2007 còn cho biết: sử dụng chiết xuất Dây thìa canh giúp hạn chế cảm giác thèm ngọt, ức chế hấp thụ đường ở ruột, tái sinh tế bào đảo tụy, tăng tiết insulin, tăng sử dụng glucose. Từ đó, tình trạng tiền đái tháo đường sẽ được cải thiện, đường huyết được đưa về trạng thái ổn định, tránh nguy cơ tiến triển bệnh đến tiểu đường.

    Kiên trì sử dụng Dây thìa canh trong 3 tháng, mới đây, đi xét nghiệm lại, đường huyết của chị Mỹ Anh xuống 5,9 mmol/l.“Tôi sẽ tiếp tục dùng thảo dược này, kết hợp chế độ ăn uống, thể dục, cố đưa đường huyết về dưới 5,6 mmol/l thì mới yên tâm”, chị nói.

    Cũng theo PGS, Tiến sĩ Tạ Văn Bình, cơ chế bệnh sinh của tiểu đường là do sự tương tác giữa gen di truyền, tuổi tác và môi trường sống. Hai yếu tố đầu tiên, con người chưa thể can thiệp. Như vậy, để phòng ngừa đái tháo đường và đưa đường huyết trở về chỉ số lý tưởng (dưới 5,6mmol/l) khi đã bị tiền đái tháo đường, người dân cần thực hiện lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, ăn uống điều độ, tránh để quá dư thừa năng lượng trong cơ thể, giảm stress..., khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời cũng như theo dõi tình trạng bệnh.
    nguồn : Diabetna.vn – Chuyên trang khoa học về đái tháo đường
     
    #1

Chia sẻ trang này