Chia sẻ Dị sản ruột dạ dày và những điều cần biết, dị sản ruột có gây ung thư dạ dày không?

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi giangvu, 11/12/20.

  1. giangvu PageRank 0 Member

    Tham gia ngày:
    20/8/20
    Dị sản ruột dạ dày khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay, nó được coi là một trong những hiểu hiện rõ nhất của tiền ung thư. Chính vì tính chất nguy hiểm của nó mà chúng ta nên có những tìm hiểu kỹ càng về căn bệnh này. Vậy dị sản ruột dạ dày là bệnh gì? Quá trình dẫn đến ung thư dạ dày ra sao? Dưới đây là những thông tin chi tiết về tình trạng dị sản ruột dạ dày và cách xử lý phù hợp.

    [​IMG]

    Tìm hiểu chung về dị sản ruột dạ dày

    Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về tình trạng mắc bệnh ung thư dạ dày và có tỷ lệ tử vong rất cao. Một trong những nguyên nhân chính yếu gây ra căn bệnh này chính là sự xuất hiện của trạng thái tiền ung thư - viêm teo, dị sản ruột dạ dày.

    Dị sản ruột dạ dày là gì?

    Các tế bào niêm mạc ở bề mặt bên trong dạ dày bị tổn thương do tác động của axit HCl trong dịch vị dạ dày. Những tổn thương lâu ngày không được chữa trị kịp thời, hiệu quả khiến cho lớp niêm mạc dạ dày teo dần, hình thành các tế bào dị sản.

    Dấu hiệu nhận biết của dị sản ruột dạ dày

    Viêm teo dạ dày có triệu chứng tương tự viêm dạ dày nhiễm Hp. Rất nhiều trường hợp viêm teo dạ dày không được chẩn đoán bởi không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, các dấu hiệu phổ biến của nhiễm khuẩn Hp bao gồm: đau dạ dày, nôn và buôn nôn, chán ăn, sút cân, loét dạ dày, thiếu máu thiếu sắt.

    Những yếu tố dẫn đến dị sản ruột dạ dày

    Viêm teo dạ dày thường gây ra bởi nhiễm vi khuẩn hp. Đường lây truyền chủ yếu là miệng - miệng hoặc phân - miệng. Miệng - miệng xảy ra khi người lớn nhá cơm cho trẻ, nhiều người ăn chung bát canh mà không dùng riêng đũa để gắp, chấm chung bát nước mắm, hôn nhau... Phân - miệng tức là khi ăn thực phẩm sống (rau, quả), nước uống... Chưa rửa sạch, chưa khử trùng, có nhiễm vi khuẩn từ nguồn nước, phân bón, đất... Ở Việt Nam, tình trạng trẻ em nhiễm vi khuẩn Hp khá phổ biến, quá trình nhiễm lâu dài sẽ làm cho tình trạng viêm của dạ dày trở thành mãn tính, rồi viêm teo, dị sản.

    Cách chuẩn đoán dị sản ruột dạ dày

    Khám lâm sàng: Bước đầu tiên và dễ dàng nhất chính là khám lâm sàng để bác sĩ nắm bắt được tình trạng bệnh, kiểm tra chính xác nguyên nhân do đâu từ đó sẽ chỉ định thực hiện những yêu cầu y khoa mang tính chuyên môn cao khác.

    Nội soi dạ dày ruột: phương pháp này được áp dụng trong khám và chẩn đoán các bệnh dạ dày bởi tính chính xác và hiệu quả cao. Nội soi dạ dày thực hiện nhanh chóng, cho phép bác sĩ có thể quan sát trực tiếp tình trạng bên trong dạ dày. Quá trình khám nội soi chỉ từ 15 – 20 phút (trường hợp nội soi gây mê cần nhiều thời gian hơn), đồng thời không gây đau đớn.

    Xét nghiệm, làm sinh thiết: Phương pháp này cũng được xử dụng khác phổ biến, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện nhưng xét nghiệm dịch vị dạ dày kiểm tra vi khuẩn HP, kiểm tra những khối bất thường như polyp xuất hiện trong dạ dày.

    Xem thêm: Biện pháp phòng chống bệnh dạ dày

    Đường tiêu hóa và một số bệnh di sản ruột liên quan

    Dị sản mạch dạ dày: Dị sản mạch dạ dày là một phần trong sự phát triển của bệnh lý dị sản ruột dạ dày. Đó là hiện tượng các mạch, các tế bào mạch máu ở thành dạ dày bị tổn thương lâu ngày, không còn khả năng hồi phục và dần mất chức năng.

    Dị sản niêm mạc dạ dày trên thực quản: Còn được gọi là barrett thực quản, dị sản niêm mạc dạ dày trên thực quản cũng là một loại tổn thương tiền ung thư. Các biểu mô bình thường ở thực quản bị biến đổi thành biểu mô của dạ dày do phải tiếp xúc thường xuyên với acid dạ dày. Trào ngược dạ dày chính là nguyên nhân khiến axit dịch vị bị đẩy lên thực quản và làm tổn thương các tế bào niêm mạc tại đây.

    Loạn sản dạ dày: Đây là một loại tổn thương tiền ung thư dạ dày, nhưng xảy ra sau giai đoạn dị sản ruột dạ dày. Quá trình phát triển thành bệnh ung thư dạ dày từ viêm teo niêm mạc dày, đến dị sản ruột, rồi đến quá trình từ loạn sản nhẹ đến loạn sản nặng. Do đó, loạn sản dạ dày cũng là một hiện tượng bệnh lý không thể điều trị khỏi hẳn được.

    Để phòng chống nhiễm khuẩn Hp, bạn có thể áp dụng các biện pháp vệ sinh trong ăn uống, không nhá cơm cho trẻ ăn, rửa tay trước khi ăn, ăn chín, uống sôi, vệ sinh nguồn nước, giáo dục trẻ em về các biện pháp phòng bệnh. Hạn chế uống rượu bia, ăn mặn và ăn cay để phòng tránh viêm dạ dày mạn tính. Hãy liên hệ ngay với chuyên gia Vitos nếu bạn có những biểu hiện của bệnh dị sản ruột dạ dày và cần được tư vấn về phác đồ điều trị.
     
    #1

Chia sẻ trang này