Chia sẻ Đâu là cách cải thiện bệnh tiêu hóa ở trẻ hiệu quả?

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi lylylll, 24/5/23.

  1. lylylll PageRank 0 Member

    Tham gia ngày:
    24/4/23
    Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng thường gặp những vấn đề về sức khỏe về đường tiêu hóa. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, khiến trẻ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Vậy đâu là các triệu chứng bệnh tiêu hóa ở trẻ em?


    ĐÂU LÀ CÁCH CẢI THIỆN BỆNH TIÊU HÓA Ở TRẺ HIỆU QUẢ?

    Để giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, phòng tránh hiệu quả các triệu chứng bệnh tiêu hóa ở trẻ em, bố mẹ hãy áp dụng các biện pháp sau đây:

    Cho bé ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa: Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, bố mẹ nên lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hóa, phù hợp với độ tuổi của con để bé dễ tiêu và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

    Chia nhỏ bữa ăn: Bởi hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên khó tiêu hóa hết một lượng lớn thức ăn. Mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn của trẻ ngoài 3 bứa chính thì thêm các bữa phụ với hoa quả, sữa, sữa chua.. để không gây áp lực cho hệ tiêu hóa của con.

    Rèn luyện thể chất: Khuyến khích trẻ vận động và rèn luyện thể chất để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Vận động cũng giúp bé khỏe khoắn, ăn uống tốt hơn.

    Tăng cường men vi sinh cho bé tiêu hóa kém: Cho trẻ uống men vi sinh giúp ổn định, cân bằng sức khỏe hệ tiêu hóa, ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn có hại trong đường ruột, giúp bé tiêu hóa và hấp thu thức ăn dễ dàng hơn. Bằng cách duy trì dùng men vi sinh đều đặn cho trẻ, bé sẽ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch tự nhiên hiệu quả.

    Đảm bảo vệ sinh thực phẩm: Vấn đề vệ sinh thực phẩm cần được đặt lên hàng đầu trong chế độ dinh dưỡng của trẻ. Bố mẹ cần lựa chọn thực phẩm tươi ngon, đảm bảo vệ sinh và rửa sạch, chế biến đồ ăn sạch sẽ cho con. Đồ ăn của trẻ cần nấu chín kỹ, cho trẻ uống nước đun sôi để nguội, tránh cho bé dùng đồ tái sống, đồ ăn ôi thiu lâu ngày..

    ĐÂU LÀ CÁC TRIỆU CHỨNG BỆNH TIÊU HÓA Ở TRẺ EM?

    Mắc các bệnh lý hệ tiêu hóa là tình trạng hay gặp phải ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nếu kéo dài có thể dẫn tới suy dinh dưỡng, chậm lớn... lặp đi lặp lại nhiều lần có thể diễn tiến thành mãn tính và khiến cho trẻ tái phát nhiều lần sau khi lớn lên. Một số triệu chứng bệnh tiêu hóa ở trẻ em hay gặp gồm có:

    Táo bón: Táo bón cũng là triệu chứng bệnh tiêu hóa ở trẻ em khá phổ biến, khi bé không đi ngoài thường xuyên, 2-3 ngày mới đi 1 lần, phân khô rắn, to, cứng, đóng khuôn.. Làm cho con bị đau đớn, khó khăn khi đi địa tiện. Hậu quả trẻ nhỏ bị táo bón là khiến cho trẻ bị biếng ăn, sợ ăn, chậm lớn.

    Đi ngoài phân sống: Hệ tiêu hóa mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn, hại khuẩn sinh sôi làm cho quá trình tiêu hóa - hấp thu thức ăn và đào thải cặn bã bị rối loạn, khiến cho trẻ bị đi ngoài phân sống. Mẹ có thể nhận biết triệu chứng này khi bé đi phân lỏng, có nhầy và có thể lẫn các mảnh vụn thức ăn.

    Đau bụng: Trẻ bị đau bụng có thể do các bệnh lý hệ tiêu hóa. Với trẻ nhỏ hơn, con chưa biết nói thì bố mẹ có thể quan sát các dấu hiệu ví dụ như con khóc nhiều, mặt đỏ, chân co lên bụng, nắm tay chặt, chướng bụng..

    Ợ hơi chán ăn: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột cũng dễ bị chướng bụng, đầy hơi. Bụng của trẻ thường xuyên căng to và khiến cho con ợ hơi liên tục. Do bị đầy hơi nên trẻ thường xuyên đánh hơi, có khi còn bị hôi miệng.

    Chậm tăng cân: Chậm tăng cân cũng là biểu hiện con đang bị các vấn đề đường ruột. Khi hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, khả năng tiêu hóa bị giảm sút, trẻ kém hấp thu dinh dưỡng khiến cho cơ thể không nhận đủ nguồn dưỡng chất cần thiết, gây ra chậm tăng cân.

    Nôn trớ: Nôn là phản ứng đẩy các chất trong dạ dày qua miệng, còn trớ thường xảy ra khi trẻ ăn no, sữa bị trào ra khỏi miệng khi bé thay đổi tư thế đột ngột, rướn người. Hầu hết trẻ thường bị nôn trớ trong giai đoạn đầu đầu. Đây cũng là một trong những dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa hoặc biểu hiện bé đang bị một bệnh lý nào đó với trẻ lớn hơn.

    Tiêu chảy: Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày, thường do con bị nhiễm virus gây bệnh đường ruột, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng hay bé ăn phải đồ ăn ôi thiu, kém chất lượng..
     
    #1

Chia sẻ trang này