QC CÓ NÊN NIỀNG RĂNG KHÔNG ?

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi Quanghieufinance, 26/5/23.

  1. Quanghieufinance PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    19/5/23
    Để có thể giải đáp được câu hỏi có nên niềng răng không? Trước hết hãy cùng reviewnhakhoa.vn tìm hiểu chi tiết về niềng răng và sau đó bạn sẽ có được câu trả lời trọn vẹn nhất cho thức mắc của mình.
    Niềng răng là gì ?
    Niềng răng được biết đến là một trong những giải pháp chỉnh nha để đưa răng về đúng khung hàm. Đối với các trường hợp hô, móm, thưa, lệch lạc, đảm bảo răng về đúng khớp cắn và cải thiện vấn đề về thẩm mỹ cho răng.Thời gian niềng răng trung bình có thể kéo dài từ 1 đến 3 năm tùy vào từng tình trạng răng và độ tuổi của người niềng.
    Các loại niềng răng phổ biến hiện nay
    Hiện nay, các phương pháp niềng răng cũng ngày càng đa dạng. Với nhiều lựa chọn dành cho bạn tùy vào nhu cầu thẩm mỹ và tình hình tài chính. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn ra phương pháp niềng răng phù hợp với mình.
    Dưới đây reviewnhakhoa.vn sẽ điểm qua một số phương pháp niềng răng phổ biến và được ưa chuộng nhất.
    Niềng răng mắc cài kim loại
    Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp được đánh giá cao về hiệu quả. Mắc cài kim loại có cấu tạo gồm dây cung cố định trong rãnh mắc cài nhờ thun buộc cố định. Hiện nay, tại một số nha khoa, người ta sẽ bổ sung thêm dây cung kích hoạt nhiệt cho niềng răng mắc cài kim loại truyền thống. Dây cung bổ sung này sẽ tận dụng nhiệt cơ thể trong miệng khiến răng di chuyển nhanh hơn và ít gây khó chịu hơn.
    Ưu điểm của phương pháp này là hiệu quả cao. Rút ngắn thời gian niềng và tiết kiệm chi phí. Nhược điểm là tính thẩm mỹ không cao.
    Niềng răng mắc cài sứ
    Niềng răng mắc cài sứ gần giống với niềng răng mắc cài kim loại. Khác ở chỗ mắc cài được làm từ chất liệu sứ, trùng với màu răng sẽ ít gây chú ý hơn mắc cài kim loại.
    Ưu điểm của niềng răng mắc cài sứ là đảm bảo tính thẩm mỹ, không gây kích ứng.
    Tuy nhiên, loại mắc cài này thường đắt hơn mắc cài kim loại. Thời gian niềng lâu hơn và dễ bị ố vàng nếu không được chăm sóc đúng cách.
    Niềng răng với mắc cài mặt trong
    Niềng răng mắc cài mặt trong: tương tự như mắc cài kim loại nhưng những mắc cài này sẽ được gắn vào mặt trong của răng nên từ bên ngoài không thể dễ dàng nhìn thấy được.
    Ưu điểm của phương pháp này là thẩm mỹ vì các mắc cài đã được giấu đi. Nhưng chúng lại kém hiệu quả hơn so với niềng răng truyền thống và mất nhiều thời gian niềng hơn. Bên cạnh đó, phương pháp này còn gây khó chịu khi các mắc cài tiếp xúc trực tiếp với lưỡi và còn khó làm sạch hơn mắc cài bên ngoài.
    Niềng răng trong suốt
    Phương pháp được xem là phương pháp tiên tiến nhất trong các phương pháp niềng răng. Bạn sẽ sử dụng chuỗi khay trong suốt được thiết kế riêng biệt và duy nhất cho mình trong suốt quá trình niềng. Bạn có thể tự tháo lắp khay theo hướng dẫn của bác sĩ.
    Ưu điểm mà ta có thể thấy rõ ràng là việc vệ sinh răng sẽ dễ dàng hơn. Khi ăn uống cũng sẽ không gây tổn thương đến nướu. Phương pháp này có thể rút ngắn thời niềng và giảm bớt các cảm giác đau đớn so với niềng truyền thống.
    Nhược điểm duy nhất chính là chi phí cao hơn nhiều so với các phương pháp khác.
    >>> Xem thêm bài viết: nha khoa việt pháp
    Ưu nhược điểm của việc niềng răng
    Ưu điểm
    Có nên niềng răng không, niềng răng có tốt không là nỗi lo của nhiều người trước khi thực hiện. Tuy nhiên, hãy cùng xem niềng răng có tác dụng gì ngay bên dưới đây để có thêm động lực niềng răng cho mình bạn nhé:
    Cải thiện vẻ ngoài: Sau khi niềng răng, bạn không chỉ có hàm răng đẹp, nụ cười tự tin. Khuôn mặt cũng trở nên cân đối, hài hoà, thon gọn và xinh đẹp hơn nhờ được chỉnh nha về vị trí đúng và khiến bạn trở nên tự tin hơn rất nhiều.
    Cải thiện chức năng ăn nhai: Niềng răng khắc phục triệt để tình trạng sai khớp cắn. Vì vậy, sau khi niềng, chức năng ăn nhai được cải thiện đáng kể.
    Vệ sinh răng miệng thuận lợi hơn: với hàm răng đều, thẳng bạn sẽ dễ dàng vệ sinh răng và loại bỏ các mảng bám dính trên răng. Ngăn ngừa được các bệnh lý về răng miệng.
    Phát âm chuẩn hơn: giọng nói bị chi phối bởi môi, răng và lưỡi nên việc sở hữu hàm răng đều sẽ giúp bạn phát âm chuẩn hơn.
    Đóng khoảng mất răng không cần trồng răng giả: Nếu bạn bị mất vài cái răng, niềng răng có thể giúp đóng khoảng vùng răng trống mà không cần làm răng giả.
    Với trẻ em, niềng răng sớm sẽ giúp giai đoạn niềng răng khi trưởng thành nhẹ nhàng hơn. Quá trình niềng răng cũng diễn ra nhanh chóng hơn và sớm thấy được kết quả. Đặc biệt là tránh được việc trẻ nhút nhát, tự ti hay bị trêu chọc nếu sở hữu hàm răng chưa được đẹp.
    Nhược điểm
    Niềng răng mất nhiều thời gian: Thông thường quá trình niềng có thể diễn ra 1- 3 năm tùy thuộc vào khung hàm, răng của mỗi người.
    Gây khó chịu và đau trong thời gian đầu khiến nhiều khách hàng muốn từ bỏ vì quá đau. Hay không chịu được việc mắc cài gây cọ xát ở răng, nướu, miệng.
    Phải đều đặn đến nha khoa hàng tháng: Trong suốt thời gian niềng răng bạn phải kiên trì đến nha khoa hàng tháng để thay thun, siết răng, kéo chỉnh răng…
    Phải chăm sóc và vệ sinh răng miệng kỹ càng: Bạn nên chú ý cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng kỹ càng. Để hạn chế những nguy cơ sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…
    Hạn chế trong việc ăn uống: trong quá trình niềng bạn cần tránh ăn đồ dai, cứng. Do dễ làm bung sút mắc cài, gây đau và khó chịu, ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng.
    Với những thông tin trên bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Có nên niềng răng không” chưa? Hãy cân nhắc thật kỹ và xem nốt những thông tin bên dưới để đưa ra quyết định của mình nhé.
    >>> Xem thêm bài viết: nha khoa hana
    Có nên niềng răng không? trường hợp nào nên niềng răng.
    Vậy có nên niềng răng không nhỉ? Và những trường hợp nào thì được khuyên nên niềng răng ?
    Răng hô: tình trạng răng cửa hàm trên nằm quá xa về phía trước so với răng hàm dưới.
    Răng móm: các răng cửa hàm dưới quá xa về phía trước so với răng hàm trên
    Răng thưa: tình trạng các răng mọc xa nhau, không khít sát trên khung hàm. Không chỉ khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh mà còn ảnh hưởng đến hàm nhai.
    Răng khấp khểnh: tình trạng răng khấp khểnh, chen chúc thường xuất phát do cấu trúc xương hàm, cách chăm sóc và can thiệp chỉnh nha không đúng thời điểm.
    Răng cắn chéo: răng trên không khớp với răng dưới như bình thường khi cắn lại.
    Răng cắn hở: khi hàm trên và hàm dưới cắn lại sẽ xuất hiện khoảng hở giữa các bề mặt cắn của răng cửa.
    Khe hở răng cửa giữa: các răng cửa giữa của hàm trên không thẳng hàng với các răng cửa giữa của hàm dưới hình thành khoảng hở.
    Răng sai khớp cắn: khớp cắn gối đầu, khớp cắn sâu, lệch khớp cắn, khớp cắn ngược, cắn hở, răng mọc chen chúc..
    Nếu răng bạn đang gặp phải những tình trạng như trên. Hãy đưa niềng răng vào làm một trong những lựa chọn tối ưu để tái tạo lại hàm răng của mình nhé.
    Những lưu ý khi quyết định niềng răng
    Sức khỏe chính là yếu tố quan trọng để quyết định việc có nên niềng răng không. Vì bạn sẽ khó có thể niềng răng khi đang ở trong tình trạng sức khoẻ yếu và không có khả năng chịu đau. Vậy nên, trước khi niềng răng, hãy chuẩn bị sức khỏe và tinh thần thật tốt.
    Có nên niềng răng không còn tùy thuộc vào tình trạng răng miệng, khung hàm của mỗi người. Nếu bạn đang bị hô nặng, móm hay răng mọc lệch thì niềng răng chính là giải pháp tối ưu. Tùy theo tình trạng răng miệng nặng hay nhẹ. Bác sĩ sẽ quyết định cho bạn niềng răng 1 hàm hoặc niềng răng 2 hàm.
    Việc lựa chọn địa chỉ niềng răng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình niềng răng của bạn. Bạn nên ưu tiên các cơ sở thẩm mỹ răng có giấy phép hoạt động. Đội ngũ chuyên viên nhiều kinh nghiệm và uy tín. Khi đó, mới giúp việc niềng răng đạt tỷ lệ thành công cao. Giảm thiểu việc niềng răng thất bại do tay nghề yếu kém.
    Có thể thấy, niềng răng tuy sẽ gặp một chút khó khăn. Nhưng chỉ cần bạn cố gắng một chút thì sẽ sớm thấy được trái chín thôi. Vì vậy, hãy tự tin, mạnh dạn đi niềng răng để kiến tạo lại nụ cười cho chính mình nhé.
    Review Nha Khoa Việt Nam
     
    #1

Chia sẻ trang này