QC Chứng nhận organic cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi htung147, 25/6/19.

  1. htung147 PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    22/7/15
    Ngày nay, thực phẩm hữu cơ đang dần trở thành xu hướng chung của toàn cầu khi lựa chọn thực phẩm cho các bữa ăn hàng ngày. Khái niệm “thực phẩm organic” xuất hiện ở Mỹ từ 2001, hiện đang phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc triển khai sản xuất theo phương thức này không đơn giản.

    2) Chứng nhận Hữu cơ Organic là gì?
    Thực phẩm hữu cơ là thực phẩm bao gồm rau củ quả, trái cây, ngũ cốc, thịt, các sản phẩm từ sữa, trứng, mật ong… Và thực phẩm được gọi là hữu cơ Organic là thực phẩm phải thu từ nguồn sản xuất không sử dụng bất kỳ hóa chất nào.

    Sản xuất thực phẩm hữu cơ đòi hỏi thực hiện trong một hệ sinh thái đảm bảo, không được gần các nhà máy công nghiệp, không gần quốc lộ, tại vùng đất nền và nguồn nước có dư lượng kim loại và các chất độc tự nhiên thấp. Nguồn nước tưới và chăn nuôi phải là nước giếng sạch, không phải nước sông.
    Tiêu chuẩn hữu cơ Organic là những yêu cầu cơ bản áp dụng cho quá trình sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm mang hoặc dự kiến mang nhãn hàng hóa đặc thù liên quan đến các phuơng pháp canh tác hữu cơ.

    1) Ý nghĩa tiêu chuẩn Organic
    Đối với xã hội: Việc áp dụng tiêu chuẩn Organic làm thay đổi thói quen sản xuất hiện nay, xã hội giảm bớt được nhiều chi phí liên quan đến sức khỏe y tế, người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
    Đối với nhà sản xuất: Có giấy chứng nhận Organic giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm thông qua việc kiểm soát sản xuất trong khâu làm đất, chăm sóc cho đến khi thu hoạch, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định. Những cơ sở sản xuất áp dụng quy trình được cấp chứng nhận hữu cơ Organic sẽ mang lại lòng tin cho nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý.

    3) Quy trình triển khai tiêu chuẩn Organic
    – Nộp hồ sơ lên cơ quan chứng nhận hữu cơ có trong danh sách ủy quyền của USDA
    – Hồ sơ bao gồm:
    + Bảng mô tả chi tiết hoạt động sản xuất xin cấp chứng nhận
    + Thông tin các chất đã sử dụng cho đất trồng trong thời gian 3 năm trước thu hoạch
    + Danh sách các sản phẩm hữu cơ được trồng, chăm sóc và chế biến
    + Bảng Kế Hoạch Hệ Thống Hữu Cơ miêu tả các hoạt động và các chất được sử dụng
    – Nộp lệ phí cho cơ quan chứng nhận
    – Cơ quan chứng nhận đánh giá các hoạt động sản xuất có phù hợp với quy định hữu cơ của USDA hay không
    – Nhân viên kiểm tra của cơ quan chứng nhận tiến hành kiểm tra các hoạt động tại trang trại của người nộp hồ sơ
    – Cơ quan chứng nhận đánh giá lại hồ sơ kết hợp với báo cáo của nhân viên kiểm tra để xác nhận người nộp hồ sơ đã thực hiện đúng quy định hữu cơ của USDA hay chưa
    – Cơ quan chứng nhận cấp chứng nhận hữu cơ
    – Hàng năm, người đã được cấp chứng nhận hữu cơ phải nộp báo cáo cập nhật hoạt động sản xuất cho cơ quan chứng nhận
    – Nhân viên kiểm tra tiến hành kiểm tra hoạt động trong trang trại của người được cấp chứng nhận hữu cơ định kỳ
    – Cơ quan chứng nhận đánh giá lại hồ sơ kết hợp với báo cáo của nhân viên kiểm tra để xác nhận người được cấp chứng nhận vẫn thực hiện đúng quy định hữu cơ của USDA hay không
    – Cơ quan cấp giấy tái chứng nhận hữu cơ

    2) Điều kiện của doanh nghiệp cần có để triển khai áp dụng tiêu chuẩn
    Các nhà sản xuất nông nghiệp hữu cơ phải đảm bảo rằng :
    – Sử dụng năng lượng và tài nguyên thiên nhiên có trách nhiệm
    – Duy trì được đa dạng sinh học
    – Cân bằng sinh thái trong khu vực
    – Bảo vệ sức khỏe và an toàn động vật
    – Đáp ứng nhu cầu tập quán của động vật
    – Nâng cao độ phì của đất
    – Duy trì đảm bảo chất lượng nguồn nước
    Sản xuất cây trồng hữu cơ:
    + Làm đất và canh tác: phải đảm bảo, duy trì và tăng cường độ phì nhiêu cho đất, tăng cường sự ổn định và đa dạng sinh học của đất, có các phương pháp nhằm không cho đất bị nén chặt và xói mòn.
    + tăng luân canh và xen kẽ cây trồng, dùng đậu và các loại phân xanh, phân gia súc, động vật đã ủ và sử dụng làm phân bón
    + Sử dụng các chế phẩm hữu cơ được phép sử dụng
    + Sử dụng đất phải đạt tiêu chuẩn và phù hợp theo quy định, không dùng phân bón có nitơ.
    + Giảm thiếu tối đa ô nhiễm môi trường.
    + Dùng các biện pháp thiên địch để diệt sâu bệnh và cỏ dại như giống cây trồng, luân canh cây trồng, kỹ thuật canh tác, quá trình nhiệt.
    + Giống và hạt giống phải được nhân giống hữu cơ.
    + Các sản phẩm bảo vệ cây trồng, làm sạch, khử trùng trong quá trình sản xuất phải nằm trong danh mục được cấp phép.
    Sản xuất chăn nuôi hữu cơ:
    + Vật nuôi: phải được sinh ra và lớn lên trong trang trại hữu cơ,các loại động vật phi hữu cơ và sản phẩm từ động vật đó sau một giai đoạn chuyển đổi theo quy định có thể được coi là hữu cơ
    + Chăn nuôi và điều kiện chuồng trại: người chăn nuôi phải có kiến thức cơ bản về sức khỏe và an toàn của động vật, điều kiện chuồng trại phải đảm bảo nhu cầu phát triển và sinh lý của vật nuôi,số lượng vật nuôi có giới hạn nhất định để tránh ảnh hưởng đến đất đai, vật nuôi phải luôn được tiếp xúc với không gian mở như đồng cỏ, vật nuôi hữu cơ phải tách biệt với các vật nuôi khác, không được cách ly vật nuôi nếu không có lý do hợp lý, giảm thiểu đau đớn cho vật nuôi trong toàn bộ vòng đời, cả lúc giết mổ.
    + Sinh sản: sử dụng phương pháp sinh sản tự nhiên, nghiêm cấm dùng hormone hay các chất tương tự, hình thức sinh sản nhân tạo không được sử dụng.
    + Thức ăn: chủ yếu ngay tại nơi chăn nuôi hoặc thức ăn hữu cơ trong vùng, sử dụng thức ăn hữu cơ,thức ăn phi hữu cơ có nguồn gốc thực vật, động vật, khoáng sản, phụ gia, các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng chỉ được sử dụng nếu nằm trong danh mục cho phép, các chất kích thích tăng trưởng và amino axit tổng hợp nghiêm cấm sử dụng.
    + Phòng bệnh và điều trị thú y: phòng bệnh được theo dõi và dựa trên giống, phương thức quản lý chăn nuôi, thức ăn chất lượng và các bài tập vận động, mật độ thả phù hợp, chuồng trại đủ không gian, vệ sinh tốt; khi vật nuôi bị bệnh phải điều trị ngay lập tức, có thể sử dụng các loại thuốc thú y miễn dịch.
    + Vệ sinh và khử trùng: các sản phẩm dùng vệ sinh và khử trùng phải nằm trong danh mục cho phép và thường xuyên vệ sinh trang trại, tắm cho vật nuôi
    Để được tư vấn tiêu chuẩn Organic, xin liên hệ với KNA Cert.
    • Thông tin liên hệ: Công ty TNHH Chứng Nhận KNA
    • Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
    • Chi Nhánh: Tầng 6, Cavi Building, 67 Đinh Bộ Lĩnh, P26, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
    • Tell: 093.2211.786 – 02438.268.222
    • Email: salesmanager@knacert.com Website: Công ty TNHH Chứng nhận KNA
     
    #1

Chia sẻ trang này