News CES22 Intel ra mắt các vi xử lý thế hệ 12 dòng non-K cùng chipset H670, B660 và H610

Thảo luận trong 'Tin công nghệ' bắt đầu bởi minhduongpro, 14/7/22.

  1. minhduongpro PageRank 2 Member

    Tham gia ngày:
    21/7/17
    Song song với dòng Alder Lake dành cho laptop và các nền tảng di động thì Intel cũng đã ra mắt các phiên bản non-K của dòng Alder Lake-S cho desktop. Có tổng cộng 22 phiên bản, bao gồm các SKU 65 W và 35 W. Ngoài ra thì tản nhiệt đi kèm vi xử lý bán ra cũng đã được nâng cấp.

    Trong khi những phiên bản K/KF đòi hỏi chi phí đầu tư cho dàn máy lớn, không chỉ là CPU mà còn là bo mạch chủ chất lượng, nguồn tốt và tản nhiệt tốt để hệ thống phát huy tối đa hiệu năng thì những vi xử lý dòng non-K sẽ hướng đến đại đa số người dùng. Với việc tung ra nhiều phiên bản khác nhau với nhiều mức giá thì người dùng sẽ có thể dễ dàng cân đối chi phí đầu tư vào dàn máy.

    Tương tự như các phiên bản K và KF, phiên bản tiêu chuẩn non-K và F sẽ có thông số tương đương phiên bản K/KF nhưng xung nhịp thấp hơn. Điển hình như Core i9-12900 và 12900F, đây là 2 phiên bản cắt giảm của Core i9-12900K/KF khi chúng không hỗ trợ OC, xung tối đa ở 5,1 GHz với các nhân P và 3,8 GHz với các nhân E, số nhân vẫn là 16 nhân (8P + 8E) 24 luồng, 30 MB cache, TDP từ 65 W. Phần còn lại như hỗ trợ bộ nhớ DDR5 lẫn DDR4, số lane PCIe cấp cho GPU và SSD … của các phiên bản này không khác. Mô hình tương tự được áp dụng cho Core i7-12700/12700F.

    Tuy nhiên, Core i5-12600 lại khác hoàn toàn so với Core i5-12600K/KF khi nó chỉ có 6 nhân P, không có nhân E, 12 luồng, bộ đệm L3 18 MB và xung tối đa 4,8 GHz. Trong khi đó Core i5-12600K/KF có 10 nhân với 6 nhân P, 4 nhân E, 16 luồng và 20 MB cache. Các phiên bản Core i5 non-K còn lại cũng tương tự khi không có phiên bản nào có nhân E, đều 6 nhân 12 luồng, khác biệt chủ yếu là xung nhịp Turbo Boost. Vì vậy, Core i5 dòng non-K có số nhân không đổi so với Core i5 các thế hệ trước như Rocket Lake hay Comet Lake. Tuy nhiên, việc sử dụng các nhân P dùng kiến trúc mới và tiến trình intel 7 chắc chắn sẽ mang lại sự cải thiện về IPC. Ngoài ra thì Core i5 non-K vẫn hỗ trợ đầy đủ các công nghệ mới như bộ nhớ DDR5, PCIe 5.0. Phiên bản Core i5-12400F tiếp tục kế thừa dòng x400F quốc dân sẽ có giá 167 USD, phân khúc dưới 200 USD luôn là lợi thế của Intel so với đối thủ AMD.

    >>> Xem thêm: ram hpe 32gb



    Phân khúc Core i3 tiếp tục là tâm điểm bởi mức giá rẻ, dễ tiếp cận. Các phiên bản Core i3 vẫn có 4 nhân 8 luồng, các nhân P dùng kiến trúc Golden Cove, không có nhân E, xung nhịp tầm 4,3 - 4,4 GHz, bộ đệm L3 12 MB. Nhân đồ họa tích hợp trên dòng Core i3 là UHD Graphics 730 thay vì UHD Graphics 770, các nhân này cũng dùng kiến trúc đồ họa Gen12.2 (Intel Xe) và khác biệt về số đơn vị thực thi (EU). Mức giá của dòng Core i3 từ 97 USD đến 143 USD.

    Dòng Pentium Gold và Celeron có 2 SKU là Pentium Gold G7400 thay thế cho G6400, vẫn 2 nhân 4 luồng nhưng dùng các nhân Golden Cove mới, xung nhịp 3,7 GHz lại thấp hơn so với 4 GHz của G6400, riêng bộ đệm tăng lên thành 6 MB từ 4 MB. Celeron G6900 thay cho Celeron G5900, tiếp tục truyền thống 2 nhân 2 luồng, xung 3,4 GHz thấp hơn so với 3,5 GHz của G5900, bộ đệm lớn hơn gấp đôi. Chưa rõ những thay đổi này sẽ mang lại hiệu năng chênh lệch ra sao trong phân khúc CPU giá rẻ, chuyên trị nhóm máy văn phòng và máy cho học sinh.

    Intel cũng công bố các phiên bản dòng T với TDP từ 35 W, đây là các vi xử lý tiết kiệm điện, phù hợp cho những ai thích build dàn mini-ITX hay những dàn máy dùng tản nhiệt bị động (passive cooling) từ đó đạt được độ yên tĩnh tối đa trong khi không phải hy sinh quá nhiều về hiệu năng. Các phiên bản T cơ bản có số nhân và luồng tương tự các phiên bản thường, chỉ khác là xung nhịp thấp hơn, đặc biệt là xung cơ bản. Core i9-12900T có xung cơ bản xuống đến 1,4 GHz trên nhân P và 1 GHz trên nhân E trong khi phiên bản Core i9-12900 có xung cơ bản trên nhân P là 2,4 GHz và nhân E là 1,8 GHz. Trong khi đó xung Turbo Boost của các nhân P trên Core i9-12900T là 4,8 GHz chỉ thua 200 MHz so với Core i9-12900.

    Song song với các phiên bản non-K thì Intel cũng đã giới thiệu các chipset còn lại của dòng 600 series gồm H670, B660 và H610. Trong đó, B660 và H610 sẽ là 2 dòng trọng tâm bởi các bo mạch chủ dùng chipset này sẽ là giải pháp tốt hơn về giá khi người dùng mua các vi xử lý non-K.

    >>> Xem thêm: ram hpe proliant dl380 gen10



    H670 và B660 dù không hỗ trợ OC CPU nhưng vẫn hỗ trợ OC RAM. Như thường lệ thì H670 và B660 sẽ hỗ trợ tối đa 4 khe RAM với 2 khe mỗi kênh, riêng H610 tối đa 2 khe và bị giới hạn ở xung RAM theo thiết kế với DDR5-4800 và DDR4-3200. Với H670, cầu DMI kết nối giữa chipset và CPU có băng thông 8 lane PCIe 4.0 tương tự như Z690, B660 và H610 là 4 lane PCIe 4.0. Dù vậy kết nối này đã tăng gấp đôi so với thế hệ 500 series.

    B660 cuối cùng cũng đã cấp lane PCIe 4.0 với 6 lane, với H670 là 12 lane tương tự như Z690 còn H610 thì không cấp lane PCIe 4.0. Riêng với PCIe 3.0 thì H670 cho tối đa 12 lane, B660 và H610 cho tối đa 8 lane. Với việc hỗ trợ PCIe 4.0 từ chipset thì các bo mạch chủ B660 sẽ có thêm khe M.2 hỗ trợ PCIe 4.0 x4 SSD song song với các khe M.2 hỗ trợ PCIe 3.0 x4. Số cổng SATA hỗ trợ trên H670 là 8 cổng, tương đương với Z690, B660 và H610 là 4 cổng. Điểm mới nữa trên thế hệ chipset này là sự bổ sung của các cổng USB 3.2 Gen2x2 (20 Gbps), B660 và H670 hỗ trợ tối đa 2 cổng này, có thể qua panel sau của bo mạch và header trên bo đấu ra cổng USB-C trên thùng máy hay adapter.

    Tản nhiệt đi kèm các vi xử lý non K này đã được Intel cải tiến sau rất nhiều năm không đổi mẫu. Intel gọi dòng tản khí này là Laminar và sẽ có 3 phiên bản. Laminar RH1 là phiên bản cao cấp nhất, đi kèm với Core i9. Nó có thiết kế như một chiếc cốc của vua, có đèn viền đèn ARGB đồng bộ với bo mạch chủ, hiệu năng cao với độ ồn thấp, heatsink bằng đồng với các fin được làm lớn hơn nhằm tăng diện tích khuếch tán nhiệt. Phiên bản Laminar RM1 đi kèm với Core i3, i5 và i7 dòng non-K, kích thước tương tự như tản nhiệt trước đây của Intel, cũng có thiết kế như chiếc cốc với heatsink lớn hơn, độ ồn quạt thấp. Cuối cùng là Laminar RS1 dành cho Pentium Gold và Celeron. Intel còn bảo hành 3 năm cho những chiếc tản này.

    Công ty cổ phần thương mại Máy Chủ Hà Nội

    - Trụ sở Hà Nội: Tầng 1,2,4 - Tòa nhà PmaxLand số 32 ngõ 133 Thái Hà - Q. Đống Đa

    Hotline mua hàng Hà Nội: 0979 83 84 84 Điện thoai: 024 6296 6644

    - CN Hồ Chí Minh: Lầu 1- Tòa nhà 666/46/29 Đường 3/2- Phường 14 - Quận 10

    Hotline mua hàng Hồ Chí Minh: 0945 92 96 96 Điện thoai: 028 2244 9399

    - Email: hotro@maychuhanoi.vn

    - website: Máy chủ Hà Nội

    - facebook: Công Ty CP Thương Mại Máy Chủ Hà Nội - 首页

    >>> Xem thêm: linh kiện máy chủ
     
    #1

Chia sẻ trang này