Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Bán hàng trên Shopee liệu có mất phí? Và nếu có thì nó sẽ gồm những khoản này? Liệu rằng nó có ảnh hưởng nhiều đến doanh thu bán hàng hay không? Ngay trong bài viết này, Abit sẽ giúp bạn có một cái nhìn cụ thể và chi tiết nhất về phí bán hàng trên Shopee, cùng như cách để giảm thiểu tối đa nguồn chi phí này. 1. Shopee là gì? Shopee là nền tảng thương mại điện tử ở Đông Nam Á và Đài Loan. Shopee ra mắt vào năm 2015 với mong muốn mang lại những trải nghiệm dễ dàng, an toàn và nhanh chóng khi mua sắm trực tuyến. Và kể từ khi thành lập đến nay, Shopee đã được sự tăng trưởng theo cấp số nhân. Hiện tại, Shopee đã có hơn 160 triệu người dùng với khoảng 6 triệu người bán với hơn 7.000 thương hiệu lớn nhỏ khác nhau. Shopee đã tạo ra một thị trường cạnh tranh khá lành mạnh, công bằng và mở ra nhiều cơ hội cho các thương hiệu nhỏ ít tiếng tăm có thể tiếp cận khách hàng, thúc đẩy kinh doanh. Với nền tảng bán hàng Shopee bạn có thể: - Quản lý bán hàng trên website hoặc trên App được cài đặt trên các thiết bị di động. - Trò chuyện trực tiếp với khách hàng trên Shopee. - Hỗ trợ thanh toán trực tuyến và hoàn trả tiền hàng khi có sự cố. - Tích hợp với các đơn vị vận chuyển uy tín hàng đầu để giúp người bán hàng kinh doanh hiệu quả hơn. Đồng thời phục vụ khách hàng tốt hơn. - Livestream bán hàng với khách hàng. Bên cạnh đó, Shopee liên tục triển khai các chương trình khuyến mãi, săn sale, Flash Sale, miễn phí giảm giá để nhằm thu hút khách hàng, tăng nhu cầu mua sắm. Tham khảo thêm: Mách bạn cách đăng ký Shopee Live cho nhà bán hàng chỉ mất vài giây 2. Các loại phí bán hàng trên shopee Hiện nay khi bạn tham gia bán hàng trên Shopee, bạn buộc sẽ phải trả một khoản phí nhất định cho sàn. Trước thời điểm 01/04/2019, Shopee không áp dụng hình thức thu phí này, khi đó bạn có thể thoải mái kinh doanh bán hàng trên sàn mà không cần chi trả bất kì một khoản phí nào. Nhưng giờ thì chính sách đó đã không được áp dụng nữa. Các khoản phí mà người bán hàng có thể sẽ phải trả trên Shopee bao gồm: 2.1 Phí thanh toán Phí thanh toán là khoản phí dành cho người bán hàng khi họ có một đơn hàng thanh toán thành công trên Shopee. Lưu ý rằng nó không bao gồm các đơn hàng hủy, hàng hoàn, hay hàng trả… Mức phí này được tính dựa trên tổng giá trị thanh toán của người mua hàng cho đơn hàng. Có bao gồm cả tiền hàng và phí vận chuyển (sau khi đã áp dụng mã khuyến mại). Khoản phí này sẽ được Shopee khấu trừ trực tiếp khi đơn hàng được thanh toán, phần doanh thu thực tế được chuyển về ví shopee của người bán hàng. 2.2 Phí cố định Phí cố định chính là phần trăm hoa hồng trích ra từ doanh thu bán hàng của sản phẩm đã thành công (không bao gồm đơn hàng hủy, đơn hàng trả và hoàn) chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Khoản phí này người bán hàng cũng cần phải thanh toán cho shopee. Nhưng nó chỉ áp dụng cho người bán hàng trên Shopee Mall. 2.3 Phí dịch vụ Phí dịch vụ được áp dụng cho người bán hàng có tham gia “gói miễn phí vận chuyển FreeShip Xtra và gói Voucher hoàn xu Xtra. Phí sẽ được tính trên mỗi đơn hàng đã được giao thành công. Phí sẽ được trừ trước khi Shopee gửi tiền hàng vào ví Shopee. Cách tính phí dịch vụ: 5% Giá bán (bao gồm VAT, >10.000)/sản phẩm đối với Shop thường. Shopee Mall và Shopee yêu thích thì mức phí này sẽ thấp hơn. 3. Người bán nên làm gì với mức phí của shopee Thực tế có thể thấy rằng, mức phí phụ thu của Shopee cũng không thực sự lớn. Nó chỉ chiếm một phần trong doanh thu bán hàng. Vì vậy nếu bạn muốn giảm tối đa mức chi phí này, cũng như gia tăng lợi nhuận triệt để, bạn nên thực hiện một số biện pháp bán hàng sau: 3.1 Tăng giá sản phẩm Tăng giá sản phẩm là một cách làm khá đơn giản. Bạn chỉ cần tăng nhẹ chút giá bán hàng bằng mức % khấu trừ của Shopee. Nó sẽ giúp bạn bù đắp khoản chi phí phải trả cho shopee. Đối với các mặt hàng như đồ ăn vặt, quần áo, đồ chơi,… mức phí này sẽ không đáng là bao nhiêu. Nhưng với những mặt hàng có giá trị lớn như đồ trang sức, điện tử… thì mức phí sẽ cao hơn khá nhiều. Vì vậy người bán hàng cần cân nhắc và linh hoạt trong việc áp đặt mức giá sản phẩm. Bên cạnh đó, tận dụng triệt để các chính sách hỗ trợ bán hàng từ Shopee sẽ giúp giảm chi phí, tăng lợi nhuận hiệu quả. 3.2 Xây dựng thêm các kênh bán hàng online Để hỗ trợ bán hàng online trên Shopee hiệu quả bạn nên xây dựng thêm các kênh bán hàng bổ trợ khác. Như Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok… những mạng xã hội có khả năng lan truyền và quảng bá sản phẩm cực tốt. Hay kết hợp bán hàng trên các sàn TMĐT khác như Tiki, Lazada, Sendo… để có thể tận dụng tối đa tính năng ưu đãi của các sàn và tiếp cận đa dạng nguồn khách hàng. Nhưng để có thể quản lý bán hàng trên đa kênh chỉ với sức người chưa đủ, bạn sẽ cần thêm sự hỗ trợ của công nghệ. Các ứng dụng phần mềm quản lý bán hàng đa kênh sẽ giúp bạn tăng hiệu quả chốt đơn và quản lý đơn hàng hiệu quả. 3.3 Tận dụng tính năng hỗ trợ của phần mềm quản lý đơn hàng để giảm chi phí Một trong những giải pháp khá hiểu hiện hiện nay đó chính là sử dụng phần mềm quản lý đơn hàng. Công cụ giúp bạn quản lý đồng bộ, tập trung đơn hàng, khách hàng, các đơn vị vận chuyển trên cùng hệ thống phần mềm. Ngoài ra, ứng dụng hỗ trợ phân quyền quản lý nhân viên, điều này cho phép tất cả mọi người cùng truy cập và thực hiện công việc đồng thời. Giảm đáng kể thời gian, công sức, thậm chí là chi phí nhân sự. Phần chi phí được giảm trừ này sẽ bù đắp phần thiếu hụt phải trả cho sàn Shopee. Phần mềm quản lý đơn hàng Shopee là sự lựa chọn tối ưu nhất giúp bạn giảm thiểu các chi phí bán hàng trên Shopee. Để tìm hiểu kỹ hơn các tính năng công dụng của phần mềm, hãy đăng ký dùng thử TẠI ĐÂY hoặc liên hệ HOTLINE 024.6674.8888 để được tư vấn hỗ trợ nhiệt tình. Với những thông tin đã cung cấp phía trên, hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích và thiết thực về phí bán hàng trên Shopee. Cũng như một số cách để hạn chế sức ảnh hưởng của nguồn chi phí này đến doanh thu bán hàng của các shop online. Chúc bạn sớm thành công.