QC Các phương án giúp phòng tránh táo bón lâu ngày ở trẻ em

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi debehettaoboninfabiotix, 19/6/21.

  1. debehettaoboninfabiotix PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    22/3/21
    Trẻ em bị táo bón là vấn đề tiêu hóa khá phổ biến mà khó thể tránh khỏi hoàn toàn. Con là đối tượng rất dễ bị tổn thương bởi cơ thể còn chưa phát triển hoàn thiện nên còn khá non nớt. Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến con bị táo bón, cho nên cha mẹ cần có kiến thức để kịp thời xử lý khi gặp phải tình trạng táo bón lâu ngày ở trẻ em.


    Tình trạng táo bón lâu ngày ở trẻ em thường gặp nhất trong giai đoạn 2-4 tuổi. Thời điểm này trẻ bắt đầu tập những thói quen đại tiện, học cách tự thực hiện hoạt động cá nhân, cũng như có những thay đổi nhất định trong cuộc sống như cai sữa, đi nhà trẻ. Những điều này là yếu tố góp phần tăng nguy cơ táo bón ở trẻ em.

    Trẻ có biểu hiện gì khi bị táo bón?

    · Đau chướng bụng

    · Giảm hứng thú với ăn uống hơn bình thường

    · Phân khô, cứng, tạo thành các cục nhỏ, vụn, ít

    · Trẻ đau và rất khó chịu khi đi ngoài

    · Phân có thể lẫn máu tươi do nứt kẽ hậu môn

    · Trẻ đi ngoài ít hơn 3 lần 1 tuần

    >> Xem thêm: Biểu hiện khi trẻ sơ sinh bị táo bón

    Trẻ bị táo bón vì những lý do nào gây ra?

    Táo bón kéo dài có thể chia làm 2 nhóm nguyên nhân lớn: Táo bón cơ năng và táo bón do bệnh lý. Táo bón cơ năng chiếm 90-95%. Bài viết sẽ đề cập đến những nguyên nhân gây táo bón cơ năng cho trẻ. Một số nguyên nhân chủ yếu đó là:

    Trẻ nhịn đi đại tiện

    Có nhiều nguyên nhân làm trẻ nhịn đi tiêu. Có thể do trẻ mải chơi và không muốn dừng trò chơi của mình. Cũng có thể do nhà vệ sinh không sạch sẽ. Hoặc trường hợp trẻ chuyển đến nơi ở mới, môi trường mới khiến trẻ chưa quen với vị trí mình thường đại tiện.

    Chế độ ăn uống của trẻ

    Trẻ có thể mải chơi và không được cha mẹ hay người chăm sóc nhắc và cho uống nước đầy đủ. Nguyên nhân cũng có thể từ người xây dựng chế độ ăn cho trẻ nhiều đồ khô và tinh bột, ít rau quả và chất xơ.

    Trẻ thay đổi chế độ ăn

    Đây là nguyên nhân thường gặp. Trẻ chuyển từ bú mẹ sang dùng sữa công thức, hoặc bắt đầu ăn dặm. Đường ruột trẻ cần thời gian để thích nghi, gây đến những rối loại tiêu hóa trong đó có táo bón.

    Trẻ bị mất nước

    Tình trạng táo bón có thể xảy ra sau một đợt trẻ bị tiêu chảy mất nước hoặc sốt cao. Trẻ cũng có thể mất nước qua đường mồ hôi do hoạt động nhiều trong những ngày nắng nóng và không bổ sung đủ nước.

    Do thuốc

    Một số loại thuốc có thể gây táo bón cho trẻ. Chúng có thể là thuốc ho, thuốc dị ứng, chống co giật hoặc bé đang phải dùng kháng sinh lâu ngày.

    Trẻ bị táo bón gây khó chịu và đau mỗi lần đi ngoài. Thậm chí sau khi đi ngoài trẻ vẫn bị đau rát hậu môn do phân rắn làm nứt hậu môn. Vì thế trẻ hình thành cảm giác sợ dẫn đến tránh đại tiện. Điều này càng khiến phân lưu lại trong đại tràng lâu, dẫn đến tình trạng táo bón lâu ngày ở trẻ em.

    Trẻ bị táo bón lâu ngày có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

    · Phân ứ lại đại tràng gây tắc nghẽn. Dẫn tới đầy bụng, chán ăn.

    · Có thể gây phình đại tràng. Điều này tạo nên một vòng xoáy bệnh lý, càng khiến phân trẻ ứ đọng và khó ra ngoài.

    · Nguy cơ thiếu dinh dưỡng, chậm tăng cân, ngủ không ngon, cáu kỉnh.

    · Thậm chí hệ thần kinh có thể bị nhiễm độc do chất thải từ phân ứ đọng ngấm vào máu.

    Giúp trẻ phòng ngừa táo bón lâu ngày bằng cách nào?

    + Với trẻ dưới 6 tháng

    Với trẻ dưới 6 tháng tuổi mẹ cần chú ý chế độ ăn của mình. Bởi vì chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng quyết định đến sữa trẻ bú. Mẹ nên ăn bổ sung đồ ăn nhuận tràng và tránh đồ cay nóng. Bên cạnh đó mẹ cần hạn chế việc trẻ bị mất nước đường mồ hôi do nóng.

    + Trẻ ăn dặm và lớn hơn

    Nguyên tắc chung đối với mọi trường hợp táo bón là cho trẻ uống nhiều nước giữa các bữa ăn. Trẻ hoạt động nhiều và thời tiết nóng bức càng phải lưu ý việc uống nước. Nên cho trẻ uống nước tinh khiết và nước trái cây không đường. Tránh cho trẻ ăn đồ chát như quả hồng.

    · Bổ sung men vi sinh cho trẻ

    Bổ sung men vi sinh giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh hơn và hạn chế rối loạn tiêu hóa nhất là ở thời kì trẻ ăn dặm. Giai đoạn này hệ tiêu hóa bắt đầu học cách tiêu hóa thực phẩm thô ngoài sữa. Bổ sung men vi sinh tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đồng thời kích thích hệ miễn dịch tạo kháng thể chống lại tác nhân có hại. Từ đó hạn chế được những rối loạn tiêu hóa cho trẻ, trong đó có táo bón lâu ngày.

    · Khuyến khích trẻ tự đi và vận động

    Vận động giúp tiêu hóa của trẻ lưu thông tốt hơn. Mẹ giúp trẻ tập những bài tập co duỗi chân tay nếu trẻ chưa biết đi.

    · Nhắc trẻ đại tiện buổi sáng

    Mẹ nên tạo thói quen cho trẻ đại tiện và giờ nhất định. Nếu trẻ gặp khó khăn khi đi ngoài, mẹ cần động viên trẻ, và tìm những nguyên nhân để thay đổi kịp thời

    · Chế độ ăn dặm đa dạng ngũ cốc và các loại thực phẩm dễ tiêu

    Mẹ cần xây dựng cho trẻ 1 chế độ ăn đa dạng các loại thực phẩm. Giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và vi chất cần thiết cho trẻ.

    >> Xem thêm: Ăn dặm khoa học cho trẻ 1 tuổi bị táo bón


    Bài viết trên hy vọng cung cấp cho mẹ những thông tin có ích về tình trạng táo bón lâu ngày của trẻ. Chúc mẹ có những biện pháp phù hợp để giúp trẻ tránh được tình trạng táo bón.
     
    #1

Chia sẻ trang này