Chia sẻ Biện pháp chăm sóc trẻ gặp tình trạng đau bụng quấy khóc?

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi Hangg Minhh, 10/8/22.

  1. Hangg Minhh PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    7/3/22
    Với một hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ gặp phải tình trạng bị đau bụng. Tình trạng trẻ bị đau bụng quấy khóc có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển của con. Vậy đâu nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình hình này hiệu quả?


    CÁC BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG ĐAU BỤNG QUẤY KHÓC

    Khi trẻ bị đau bụng quấy khóc nhiều, phản ứng của bố mẹ cần bình tĩnh theo dõi biểu hiện của bé và phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của con để đưa ra cách xử lý thích hợp. Những cơn đau bụng thoáng qua và nhanh khỏi, trẻ không có biểu hiện đau rõ ràng hoặc có dấu hiệu đau bụng do táo bón, đau bụng do chế độ ăn không phù hợp.. Lúc này, ba mẹ có thể áp dụng các cách giúp cải thiện tiêu hóa cho bé bị đau bụng quấy khóc sau:

    · Cho trẻ uống nước: Bổ sung nước cho con nhiều hơn trong trường hợp trẻ bị đau bụng do táo bón. Việc uống đủ nước sẽ giúp làm mềm phân, tăng kích thước khối phân để đào thải dễ dàng ra bên ngoài, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và thải độc cơ thể. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên tăng cường cho con ăn nhiều chất xơ, bổ sung nước mận khô, ăn các loại rau nhuận tràng giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn và giảm cơn đau bụng đang mắc phải.

    · Chườm nóng giúp trẻ thư giãn: Sử dụng túi chườm nóng hay khăn chườm tại vùng bụng cho trẻ, tận dụng hơi nóng và sức nặng của gói chườm giúp con giảm triệu chứng đầy hơi khó tiêu, giảm bớt cơn đau bụng. Mẹ có thể lấy 2 chiếc khăn tay và nhúng nước nóng, vắt nước và chườm bụng khi khăn giảm bớt nhiệt độ.

    · Bổ sung men lợi khuẩn: Nạp vào cơ thể một hàm lượng lớn vi khuẩn có lợi cho đường ruột với men vi sinh cho trẻ bị táo bón sẽ giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé. Nhờ đó giúp trẻ ổn định sức khỏe đường ruột, cân bằng hệ vi sinh và từ đó giảm bớt các cơn đau bụng, khó tiêu, chướng bụng.. và các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa khác.

    CÁC BỆNH LÝ ĐAU BỤNG THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM

    Bệnh lý liên quan đến đau bụng có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe, vì vậy bố mẹ không được phép chủ quan khi thấy con có biểu hiện đau bụng, quấy khóc. Dưới đây là một số trường hợp trẻ bị đau bụng do các nguyên nhân như:

    Trẻ bị đau bụng do chế độ ăn uống không hợp lý

    Tình trạng trẻ bị đau bụng quấy khóc cũng có thể do chế độ ăn uống của con không hợp lý với bữa ăn không cân bằng dinh dưỡng hoặc trẻ bị ép ăn quá nhiều một lúc khiến cho hệ tiêu hóa bị quá tải. Ngoài biểu hiện đau bụng, con còn có thể bị đầy hơi, khó tiêu, trẻ nhỏ bị táo bón, buồn nôn và nôn trớ.

    Bệnh đau bụng cấp trẻ thường gặp phải

    Trẻ bị đau bụng quấy khóc có thể do con đang gặp phải những bệnh lý như:

    · Viêm ruột thừa: Triệu chứng đau bụng ở hố chậu phải với cơn đau liên tục và cường độ tăng dần, kèm theo nôn, sốt nhẹ. Với trẻ dưới 2 tuổi bị viêm ruột thừa còn có biểu hiện nôn trớ, quấy khóc nhiều, mặt lờ đờ xanh tái.

    · Lồng ruột: Thường xảy ra với trẻ dưới 2 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh ở bé trai cao hơn bé gái. Khi trẻ bị lồng ruột sẽ có biểu hiện đau bụng từng cơn, trẻ có thể khóc thét, uốn người vì quá đau, có khi bị nôn hoặc đi ngoài lẫn máu.

    · Thoát vị bị nghẽn: Cơn đau bụng xuất hiện kèm nôn, bí trung và đại tiện. Nếu không được xử lý kịp thời trẻ dễ bị hoại tử tại đoạn ruột bị nghẽn.

    · Tắc ruột: Là bệnh lý đau bụng cấp với triệu chứng nôn ra thức ăn, nôn ra mật xanh mật vàng, chướng bụng.

    Trẻ bị đau bụng do ngộ độc thực phẩm

    Khi trẻ bị đau bụng, bố mẹ nên đặt câu hỏi có phải con bị ngộ độc thực phẩm hay không. Ngộ độc thực phẩm có thể khiến trẻ bị đau bụng, nôn và tiêu chảy, nhiều trường hợp bị sốt và ớn lạnh khi trẻ bị ngộ độc thức ăn do vi khuẩn gây ra. Bố mẹ cần theo dõi các dấu hiệu của bệnh kỹ lưỡng để quyết định có nên cho con tới viện không hay có thể xử lý tại nhà.

    Đau bụng do nhiễm trùng khiến trẻ quấy khóc, mệt mỏi

    Những cơn đau bụng hoặc đầy bụng ở trẻ mới xuất hiện vài ngày thường là hệ quả của các bệnh nhiễm trùng như viêm amidan, viêm phổi, viêm gan, sốt rét, nhiễm trùng đường tiểu... Đây là bệnh lý kèm theo khi con bị nhiễm trùng và có thể khắc phục được khi bệnh nhiễm trùng đã khỏi hoàn toàn.
     
    #1

Chia sẻ trang này