Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Màn hình vẫn là kênh giao tiếp quan trọng nhất giữa smartphone và con người. Bất cứ một kẻ tỉnh táo nào cũng sẽ không tìm cách đe dọa tới trải nghiệm màn hình truyền thống khi chưa nhìn ra những lợi ích thiết thực. Nếu bạn hỏi bất cứ Samfan nào về tính năng lạ lùng nhất (có thể) có mặt trên chiếc Galaxy S8 sắp ra mắt thì đó chắc chắn sẽ là màn hình. Trong một động thái đáng ngạc nhiên, Samsung đã quyết định loại bỏ nút Home hình chữ nhật bo "siêu tròn" đặc trưng của mình và sử dụng phần diện tích dư thừa để tích hợp màn hình 5.8/6.2 inch có tỷ lệ vô cùng đặc biệt: 18.5/9. Theo các nguồn tin đồn khác, LG cũng sẽ đưa ra thay đổi tương tự cho mẫu đầu bảng G6 sắp ra mắt. Cách đây ít lâu, hãng này đã từng ra mắt một tấm màn có độ phân giải 2880 x 1440, chỉ thua độ phân giải được đồn đại của Samsung 100 pixel chiều dọc. Nhưng cho đến tận bây giờ, màn hình vẫn là linh kiện quan trọng nhất của chiếc smartphone – chúng là kênh giao tiếp chủ yếu nhất giữa người và máy. Tại sao Samsung và LG lại chấp nhận rủi ro khi từ bỏ trải nghiệm màn hình truyền thống và chạy theo một tiêu chuẩn chưa được sử dụng rộng rãi? Có 2 lý do có thể nghĩ đến. Samsung và LG đang chạy theo tỷ lệ màn hình được coi là bước đệm giữa rạp chiếu và thiết bị tại gia/cá nhân. Lý do thứ nhất: để đón đầu tương lai của nội dung số. Nếu bạn loại bỏ 100 pixel được sử dụng cho các nút ảo Android thì Galaxy S8 sẽ có độ phân giải màn hình là 2880 x 1440 giống như LG G6. Cả 2 thiết bị này sẽ tuân theo một tiêu chuẩn tỷ lệ video đang thu hút khá nhiều sự chú ý là Univisium (2:1). Được phát minh để làm bước đệm giữa 16:9 và 20:9, Univisium hiện đã được sử dụng trên một số bộ phim và đặc biệt là các TV show đáng chú ý như House of Cards, Frontier (Netflix) và Transparent (Amazon). Samsung galaxy a7 2016 iphone 6 plus cũ Samsung galaxy s7 edge cũ Univisium cũng có thể là đích đến cuối cùng trong quá tình "dài hóa" màn hình. Trong khi vẫn còn tồn tại một điểm yếu khá rõ rệt là khoảng cách quá xa so với tiêu chuẩn 21:9 (hay chính xác hơn là 2.35:1 hoặc 2:39:1) đang được đông đảo các rạp chiếu phim trên toàn thế giới sử dụng, Univisium có thể là tỷ lệ màn hình giới hạn mà các thiết bị di động có thể đạt tới. Nếu cố tình vươn tới mức 21:9, Samsung và LG sẽ khó có thể tránh khỏi việc tạo ra những thiết bị quá đỗi kỳ dị. Nếu các nhà làm phim truyền hình quyết định ưu ái Univisium hơn nữa, tiêu chuẩn này hoàn toàn có thể sẽ thay thế 16:9 trên các thiết bị tại gia/thiết bị di động trong vòng 5 năm, theo cùng một cách 16:9 đã thay thế 4:3. "Trong kịch bản này, Samsung và LG sẽ là những tên tuổi đầu tiên tạo lập ra tiêu chuẩn (một "tiêu chuẩn" chỉ có nghĩa khi được sử dụng rộng rãi), đem lại nhiều lợi ích về mặt công nghệ và quảng bá cho các sản phẩm của 2 hãng này". Ở vị thế là 2 nhà cung ứng linh kiện hàng đầu thế giới, đây là kịch bản Samsung và LG chắc chắn muốn xảy ra. Rất có thể Samsung sẽ dùng trải nghiệm màn hình mới lạ này để tiếp tục phổ biến VR di động. Bên cạnh các loại hình video truyền thống, Univisium còn ẩn chứa tiềm năng cho một loại hình nội dung đang trỗi dậy rất mạnh mẽ: thực tại ảo. Ở vị trí tĩnh, chiều ngang tầm nhìn của con người dài lớn hơn chiều dọc rất nhiều. Các tiêu chuẩn video có chiều dài cao hơn đáng kể so với chiều cao do vậy sẽ dễ tạo ra được trải nghiệm choáng ngợp hơn. Thực tế, từ trước tới nay các game thủ PC đã luôn luôn ưa thích các mẫu màn hình 21:9 của Dell và thậm chí còn chấp nhận ghép 3 màn hình để tạo không gian. Trong trải nghiệm VR hiện tại, phần lớn các nhà sản xuất lớn như Oculus, HTC/Steam và Sony vẫn chạy theo các độ phân giải khá gần với tỷ lệ 16:9 truyền thống. Lý do là bởi họ vẫn phải chịu các giới hạn truyền thống và vẫn phải chạy theo các con số đã "quen mặt" với người dùng như 1080, 1200, v...v... Đây là một ràng buộc mà Samsung có thể bỏ qua: hãng này đang nắm vai trò tiên phong cho cuộc cách mạng VR-hóa di động. Với mức doanh số Gear VR cao áp đảo so với tổng doanh số của Oculus Rift, HTC Vive và PS VR, Samsung thực chất đang nắm quyền định hướng thị trường thực tại ảo. Hãng này được quyền định nghĩa ra các tiêu chuẩn độ phân giải/tỷ lệ VR mà Google và các nhà sản xuất khác sau này phải chạy theo. Tham vọng VR của Samsung là rất rõ ràng, nhất là khi gã khổng lồ Hàn Quốc đang bắt tay cùng Facebook/Oculus, một trong những thế lực hàng đầu ngành VR cả về tiềm lực lẫn năng lực công nghệ. Ở phía ngược lại, Samsung cũng không thể bỏ qua tầm nhìn của Google khi hãng này đã ra mắt DayDream từ năm ngoái.