Quyết liên kết ngành dệt may trong năm

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi thuhuong88, 8/12/13.

  1. thuhuong88 PageRank 0 Member

    Tham gia ngày:
    8/12/13
    Bao bi nhua trong ngành may mặc
    Trong năm 2014, Nhiều khả năng hiệp định TPP sẽ được ký kết, cơ hội và thách thức nào ...
    Trong năm 2014, Nhiều khả năng hiệp định TPP sẽ được ký kết, cơ hội và thách thức nào dành cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam? Và những “khúc mắc” nào cần
    được giải quyết để TPP thực sự là một cú hích tạo ra bước nhảy vọt cho ngành kinh tế dẫn đầu xuất khẩu cả nước này.
    Theo lộ trình trong năm tới TPP sẽ được ký kết, theo ông Hiệp định này sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp dệt may Việt Nam?
    Trong ngành dệt may, yêu cầu quan trọng nhất của TPP là nguyên tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” (yarn-forward) vì vậy TPP sẽ là cơ hội đối với doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt về chuỗi cung ứng và là thách thức đối với những doanh nghiệp chưa sẵn sàng. Những doanh nghiệp này không những không đạt được lợi ích từ TPP mà còn có thể phải chịu cạnh tranh khốc liệt hơn từ những doanh nghiệp FDI hay những doanh nghiệp trong nước khác. Theo tôi, số lượng doanh nghiệp như vậy không phải là ít bởi khó khăn lớn nhất trong chuỗi cung ứng dệt may của Việt Nam hiện nay là mắt xích liên kết giữa dệt và may. Thực tế có thể thấy mặc dù ngành dệt trong nước có thể cung cấp vải cho ngành may nhưng ngành may vẫn phải nhập một lượng lớn vải từ nước ngoài, ví dụ từ Trung Quốc, Malaysia hay Ấn Độ.
    Vậy đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngành dệt có thể cung cấp vải nhưng ngành may vẫn phải nhập khẩu vải?
    Trước tiên là xét theo chỉ tiêu lợi nhận, nguồn nào tốt, nguồn nào rẻ thì doanh nghiệp đương nhiên sẽ chọn mua. Như chúng ta đã biết, từ năm 2003-2010, không riêng gì ngành dệt Việt Nam mà ngay tại nhiều quốc gia Châu Âu, Châu Mỹ, nhiều nhà máy dệt phải đóng cửa do không cạnh tranh được với sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc. Trước năm 2000, sản phẩm dệt và nguyên phụ liệu của Trung Quốc ở mức trung bình, năng suất cũng vừa tầm nhưng sau khi gia nhập WTO lại có bước phát triển rất nhanh. Sau năm 2001 Trung Quốc bắt đầu chiến lược thay đổi toàn diện ngành dệt, cổ phần hóa một cách căn bản, vốn mạnh, đầu tư hiệu quả. 4 năm sau, quá trình này hoàn thành cũng là lúc hàng loạt nhà máy dệt tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Mỹ, Nhật… phải đóng cửa hoặc dịch chuyển đầu tư, bán tháo máy móc... Ngành dệt của Việt Nam cũng không nằm ngoài số đó khi chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc.
    Hai là, nếu thiết kế – sợi – dệt – nhuộm và may được thống nhất ngay từ đầu thì hiệu quả rất cao, còn nếu thiết kế của công ty này, vải và nguyên phụ liệu lại nhập của công ty khác thì bản thân doanh nghiệp may sẽ rất khó, thậm chí có thể xảy ra rủi ro. Ví dụ chỉ tính riêng vải, có hàng trăm hàng chục máy dệt khác nhau, cách nhuộm khác nhau, để “copy” được loại vải như mẫu thiết kế cũng khá phức tạp. Trung Quốc thành công được bởi họ đã tạo ra một thị trường có sẵn cho toàn thị trường thế giới, rất nhiều quốc gia phải nhập khẩu vải và NPL từ thị trường này.
    Theo tôi, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam muốn thành công thì phải liên kết được dệt và may, tạo thành sức mạnh tổng hợp. Phong Phú đang hướng tới điều này, hiện Tổng Công ty đang kêu gọi các doanh nghiệp may mặc ngoài Phong Phú tham gia trao đổi, thống nhất với nhau từ khâu thiết kế đến khi ra sản phẩm cuối cùng nhằm tạo nên một thị trường nội khối đa dạng và phong phú. Và quan trọng là tất cả mẫu mã, vải và NPL trước khi đưa vào sản xuất đều được các bên “xác nhận là đúng” ngay từ đầu.
    Cảm ơn các bạn đã đọc những tin tức về ngành may mặc đối với sản phẩm bao bi cong nghiep chúng tôi cũng đáp ứng đủ yêu cầu cảu các ban
     
    #1
  2. dvsang PageRank 0 Member

    Tham gia ngày:
    10/4/14
    Ngành này là một ngành hót, bao bì thì cái gì chẳng cần đúng không các bác
     
    #2

Chia sẻ trang này