Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh gặp tình trạng tiêu chảy. Để có thể giúp con phòng ngừa và có biện pháp chữa trị kịp thời cha mẹ cần nắm chắc các cách chăm sóc trẻ tiêu chảy nhiễm khuẩn trong bài viết sau. BIỆN PHÁP GIÚP CHĂM SÓC TRẺ BỊ TIÊU CHẢY NHIỄM KHUẨN? Khi thực hiện chăm sóc trẻ tiêu chảy nhiễm khuẩn, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau đây bên cạnh việc sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, nhằm giúp trẻ hồi phục nhanh và giảm nguy cơ tái phát tiêu chảy trở lại: Hướng dẫn cách vệ sinh đúng cho bé khi bị tiêu chảy nhiễm khuẩn Dùng nguồn nước sạch cho vệ sinh và ăn uống, dạy trẻ rửa tay sạch với xà phòng và nước trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Sau khi trẻ hắt hơi, ho, sổ mũi, làm dính chất dịch tiết trên bàn tay thì cần vệ sinh sạch sẽ trở lại. Bố mẹ cũng cần giữ vệ sinh khi cho trẻ ăn, chăm sóc trẻ, rửa tay sạch khi chế biến thức ăn cho bé, trước và sau khi thay tã lót cho con cũng cần vệ sinh tay sạch. Nếu có người tới thăm trẻ thì cần phải rửa tay sạch trước khi bế bé. Hạn chế tối đa cho trẻ gặm tay, gặm chân hay cho các món đồ chơi vào trong miệng. Tăng cường bổ sung men vi sinh cho trẻ đều đặn Ngoài việc chú ý cho con ăn uống khoa học, giữ vệ sinh thường xuyên thì bố mẹ cũng nên tăng cường thêm men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sử dụng men vi sinh là biện pháp giúp trẻ ổn định và cân bằng sức khỏe hệ tiêu hóa, từ đó giảm nhanh dấu hiệu tiêu chảy nhiễm khuẩn của con, giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Duy trì cho con dùng men vi sinh bổ sung probiotic cho bécũng giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho con, ngăn ngừa các vấn đề hệ tiêu hóa hay gặp ở lứa tuổi này. Thực hiện vệ sinh dụng cụ cho trẻ ăn Những dụng cụ cho trẻ ăn như bình sữa, đồ cho con ăn dặm cần được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi bữa ăn của bé. Nên đun sôi hoặc khử trùng hơi nước mỗi lần cho con ăn để tránh vi khuẩn bám trên các dụng cụ này. Hạn chế cho trẻ ngậm ti giả, hoặc nếu cho con dùng ti giả cần vệ sinh sạch mỗi ngày. Khi thay bỉm cho trẻ cần nhẹ nhàng, làm sạch hậu môn của bé, thấm khô với khăn bông. Bỉm bẩn sau khi thay cần buộc gọn trong túi nylon và cho vào thùng rác, không để bỉm bẩn trong phòng của bé mà cần vứt đi ngay. Chăn ga của con cũng cần được thay giặt ngay khi dính bẩn, phơi nơi khô thoáng và có nắng. Hàng tuần bố mẹ nhớ thay giặt chăn ga cho con để đảm bảo vệ sinh, hạn chế tối đa vi khuẩn bám trên chăn ga, dọn phòng của bé gọn gàng thường xuyên. Chú ý về chế độ dinh dưỡng của trẻ tiêu chảy nhiễm khuẩn Tiêu chảy có thể khiến cho con mất một lượng nước lớn và thiếu hụt các chất điện giải cần thiết, do đó khi bé bị tiêu chảy bố mẹ cần cho con dùng nhiều nước hơn, bù nước và cân bằng điện giải với Oresol. Lưu ý pha Oresol theo hướng dẫn của bác sĩ và hướng dẫn in trên bao bì của nhà sản xuất. Cho trẻ ăn uống đầy đủ 4 nhóm thực phẩm (tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất), sử dụng các thực phẩm tốt cho bé tiêu chảy như gạo, cà rốt, khoai tây, thịt gà, thịt lợn nạc, tăng cường ăn trái cây như hồng xiêm, táo, chuối.. Ưu tiên chế biến thức ăn dễ tiêu hóa cho con để giảm co bóp dạ dày, giúp trẻ hấp thu hiệu quả các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Bố mẹ có thể nấu các món cháo, súp, các món ninh, hầm nhừ, súp canh dinh dưỡng cho trẻ. NGUYÊN NHÂN GÂY TIÊU CHẢY NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ NHỎ LÀ GÌ? Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ nhỏ là hiện tượng đi ngoài phân lỏng với số lượng nhiều, số lần nhiều hơn so với bình thường, đi phân nhớt hơn 3 lần/ngày liên tục trong vài ngày và do các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây ra. Loại tiêu chảy này thường lây lan qua đường phân – miệng. Các loại vi khuẩn gây tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ nhỏ thường gặp gồm có: E.Coli. Shigella, Campylobacter jejuni, Salmonella. Các loại ký sinh trùng L.giardia, Cryptosporidium.