Chia sẻ Các biện pháp giúp cho trẻ bị táo bón khỏi bệnh

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi Hangg Minhh, 17/7/23.

  1. Hangg Minhh PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    7/3/22
    Các vấn đề tiêu hóa ở trẻ luôn là nỗi lo thường trực của các bậc làm cha làm mẹ. Trẻ sơ sinh bị táo bón là một trong những tình huống mà chúng ta thường xuyên phải đối mặt nhất. Hãy cùng tìm hiểu dấu hiệu trẻ táo bóntrong bài viết dưới đây.


    LÀM SAO ĐỂ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG TRẺ BỊ TÁO BÓN ĐÚNG CÁCH?

    Sau khi nhận biết được các dấu hiệu trẻ táo bón, mẹ hãy thực hiện các biện pháp khắc phục táo bón cho con như sau:

    Cho trẻ tắm nước ấm để cơ thể thư giãn, thả lỏng, thúc đẩy phân ra bên ngoài dễ dàng.

    Bổ sung thêm men vi sinh cho trẻ táo bón cũng là lựa chọn của nhiều phụ huynh, nhằm ổn định sức khỏe đường ruột của con, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả cũng như cải thiện tình trạng táo bón của bé. Dùng men vi sinh bổ sung probiotic cho bé giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, phòng tránh bị táo bón tái phát cũng như hỗ trợ tăng sức đề kháng tự nhiên của cơ thể.

    Cho trẻ uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ mỗi ngày, bởi nước sẽ kích thích nhu động ruột hoạt động mạnh mẽ, giúp tiêu hóa và bài tiết thức ăn dễ dàng. Khi nấu ăn mẹ nên nhớ cho con ăn các món lỏng, mềm, dễ tiêu hóa nhưng vẫn đủ dinh dưỡng.

    Tập cho trẻ thói quen đi ngoài đúng giờ, nhắc nhở con đi 1 khung giờ mỗi ngày hoặc tập cho bé ngồi bô 10-15 phút để tạo phản xạ cho con.

    Thực hiện massage bụng trẻ hoặc cho con tập các động tác như đạp xe để thúc đẩy hoạt động của ruột, giúp bé đi đại tiện nhanh hơn.

    DẤU HIỆU TRẺ TÁO BÓN BỐ MẸ NÊN BIẾT

    Bố mẹ có thể dễ dàng nhận biết dấu hiệu trẻ táo bón qua những biểu hiện đặc trưng như sau đây:

    Trẻ đang bú bình nhưng trong khoảng 3 ngày không có tình trạng đi vệ sinh, trẻ bú mẹ khoảng 1 tuần không đi vệ sinh hoặc nghe thấy trẻ rên nhẹ, mặt đỏ khi đi ngoài.

    Phân trẻ táo bón khô cứng, vón cục với kích thước phân lớn hơn bình thường.

    Bé quấy khóc nhiều khi đi đại tiện.

    Trẻ táo bón cần có ít nhất 2 trong số các biểu hiện dưới đây được coi là con bị táo bón dựa theo tiêu chuẩn ROM III:

    Trẻ đại tiện với tần suất dưới 3 lần/tuần.

    Khi đại tiện, bé có ít nhất 1 trong các dấu hiệu như căng thẳng, phân khô, cúng, sần, cảm giác chưa đi hết phân ra bên ngoài, có cảm nhận được sự tắc nghẽn tại hậu môn và trực tràng, cần dùng sức để rặn.

    TRẺ DỄ BỊ TÁO BÓN VÀO NHỮNG GIAI ĐOẠN NÀO?

    Trẻ bị táo bón thường xảy ra đặc biệt tại một số thời điểm như khi bé bắt đầu ăn dặm, trong thời gian trẻ tập ngồi bô hay con bắt đầu đi học:

    Giai đoạn khi trẻ bắt đầu ăn dặm: Trẻ chuyển dần từ sữa mẹ sang tập ăn thức ăn đặc và bắt đầu giai đoạn ăn dặm. Hệ tiêu hóa chưa làm quen được với loại thức ăn này và dễ khiến cho con bị táo bón. Hoặc chế độ ăn dặm giàu chất béo, thiếu chất xơ, trẻ không uống nhiều nước cũng làm cho bé bị táo bón.

    Trẻ bị táo bón khi bắt đầu tập ngồi bô: Thói quen đại tiện của trẻ thay đổi khi mẹ cho con tập ngồi bô cũng có thể làm cho con bị táo bón. Có nhiều trẻ nhịn đi ngoài hoặc không quen ngồi bô làm cho phân tích tụ lại, khô cứng và gây ra táo bón.

    Giai đoạn trẻ bắt đầu đi học: Thời điểm trẻ đi học, sự thay đổi từ môi trường học tập, nhà vệ sinh không sạch sẽ hoặc trẻ ngại ngùng cố nhịn đại tiện cũng làm cho táo bón trở nên nặng nề hơn.
     
    #1

Chia sẻ trang này