Chia sẻ Tìm hiểu biện pháp chăm sóc bé bị phân sống

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi Hangg Minhh, 24/5/23.

  1. Hangg Minhh PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    7/3/22
    Làm thế nào để giúp con phòng ngừa cũng như cải thiện nhanh chóng các vấn đề về tiêu hóa luôn là câu hỏi mà cha mẹ tìm kiếm nhiều nhất. Một trong những vấn đề tiêu hóa khiến cha mẹ lo lắng ở trẻ chính là bé bị phân sống. Hãy cùng đọc bài viết sau để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này.


    BÉ BỊ PHÂN SỐNG NÊN CHO CON ĂN GÌ TỐT CHO TIÊU HÓA

    Nếu mẹ đang băn khoăn nên cho bé bị phân sống ăn gì thì có thể tham khảo một số thực phẩm dễ tiêu hóa dưới đây, bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của con:

    Sữa chua hay sinh tố hoa quả

    Sữa chua lên men từ sữa nhờ các vi khuẩn sinh lactic, bởi vậy, sữa chua ngoài cung cấp nhiều đạm, vitamin và khoáng chất còn chứa 1 lượng lợi khuẩn lớn cho hệ tiêu hóa. Để sữa chua hấp dẫn và giàu dinh dưỡng hơn thì có thể làm sinh tố hoa quả sữa chua với các loại trái cây như chuối, xoài, đu đủ, bơ, táo.. cắt nhỏ tới nhuyễn ăn kèm.

    Khoai lang luộc hỗ trợ tình trạng đi phân sống ở trẻ

    Khoai lang là thực phẩm dễ tiêu, hỗ trợ cải thiện tình trạng phân sống của trẻ, đồng thời giúp cơ thể tránh được tình trạng thiếu hụt điện giải do rối loạn tiêu hóa. Khoai lang cũng chứa nhiều chất xơ dễ tiêu hóa, giúp làm tăng lợi khuẩn đường ruột, cân bằng hệ vi sinh.

    Mẹ rửa sạch khoai lang, đổ ngập nước và luộc chín kỹ, sau đó vớt khoai để ráo nước và cắt nhỏ cho trẻ ăn, hoặc nấu cháo bột cho trẻ dưới 1 tuổi.

    Một số các loại thực phẩm khác cũng rất tốt cho trẻ bị phân sống là rau cải xanh, bí đỏ, cà rốt.. Tuy nhiên khi chế biến mẹ cần rửa sạch cẩn thận, nấu kỹ để phòng ngừa có ký sinh trùng gây ra các bệnh hệ tiêu hóa.

    Chuối giàu dưỡng chất tốt cho bé tiêu hóa kém

    Chuối là trái cây rất dễ tìm mua, không chỉ có hàm lượng vitamin cao cùng chất khoáng chất xơ, chuối còn là thực phẩm dễ tiêu hóa phù hợp với trẻ nhỏ.

    Với trẻ từ 6 tháng - 1 tuổi, các mẹ nên mang chuối đi hấp và xay nhuyễn với nước và cho bé ăn.

    Với trẻ trên 1 tuổi, cho trẻ ăn chuối trực tiếp với các miếng trái cây phù hợp.

    Cháo thịt gà, thịt gà luộc

    Thịt gà có hàm lượng cao protein, vitamin và khoáng chất có lợi, rất dễ tiêu hóa, thích hợp dùng cho trẻ bị đi phân sống. Những trẻ chưa được 1 tuổi mẹ có thể nấu cho con ăn cháo thịt gà, còn với trẻ trên 1 tuổi đã có thể dùng thịt gà trực tiếp xé nhỏ.

    Bổ sung nguồn sữa phù hợp

    Với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì dinh dưỡng của con phụ thuộc vào sữa mẹ. Do đó, trẻ đi ngoài phân sống có thể do con khó tiêu hóa các chất dinh dưỡng từ thực phẩm mẹ ăn hàng ngày. Lúc này, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn sao cho phù hợp, ví dụ như hạn chế đồ ăn nhiều chất béo, tránh ăn đồ ngọt, đồ chua cay, đồ tanh. Thức ăn cần đảm bảo vệ sinh tuyệt đối.

    Với những bé sơ sinh, trong 3 tháng đầu sau sinh có thể hệ tiêu hóa của con không dung nạp đạm sữa bò, bất dung nạp lactose, bởi vậy, khi mẹ dùng các loại sữa có thành phần đó thì trẻ sẽ bị đi ngoài phân sống.


    Trong quá trình bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đi ngoài phân sống, mẹ đừng quên tăng cường thêm men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều đặn hàng ngày.

    Men vi sinh có chứa hàm lượng lớn lợi khuẩn, giúp hệ vi sinh của trẻ nhanh chóng thiết lập sự cân bằng, ổn định hoạt động của đường ruột. Điều này giúp hỗ trợ cải thiện tiêu hóa cho bé tiêu hóa kém với dấu hiệu bị đi ngoài phân sống trẻ đang gặp phải. Việc cho bé dùng men vi sinh đúng cách cũng là giải pháp giúp con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ăn uống tốt hơn và phòng tránh bệnh tái đi tái lại.

    CÁC CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ BỊ ĐI PHÂN SỐNG LÀ GÌ?

    Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, gây ra tình trạng không hấp thu một số dưỡng chất khó tiêu và làm cho con bị đi phân sống. Mẹ có thể nhận biết trẻ bị phân sống qua các dấu hiệu sau:

    Phân trẻ thay đổi màu sắc, có thể chuyển sang màu vàng hơi xanh, trong phân có lợn cợn. Tình trạng này do hệ tiêu hóa của con chưa tiêu hóa hết rau củ quả..

    Phân có mùi chua, đôi khi có nhầy và bọt do trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột.

    Tính chất phân có thể ở dạng rắn hay sền sệt.

    Phân có thể có máu do đường ruột bị tổn thương, bị lồng ruột. Lúc này mẹ cần đưa con đi khám ngay.
     
    #1

Chia sẻ trang này