Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Một trong những tình trạng thường xảy ra ở trẻ nhỏ khiến cha mẹ lo lắng chính là chán ăn. Tình trạng này rất dễ xảy ra và gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con. Vậy khi con lười ăn khi mọc răngchúng ta cần sử dụng biện pháp đối phó nào cho thích hợp? PHẢI LÀM SAO KHI GẶP TÌNH TRẠNG LƯỜI ĂN KHI MỌC RĂNG Ở CON? Trong khoảng thời gian trẻ mọc răng, bố mẹ cần lưu ý hơn về chế độ chăm sóc bé hàng ngày để con luôn có tinh thần thoải mái và cơ thể khỏe mạnh nhất: Giai đoạn mọc răng trẻ thường khó chịu, cáu kỉnh, bố mẹ cần kiên nhẫn dỗ dành bé và trò chuyện với con để bé quên đi việc đau răng. Khi mọc răng trẻ thường ngứa lợi, mẹ có thể massage nướu cho con nhẹ nhàng, giảm bớt cảm giác đau nhức. Lưu ý mẹ nên rửa tay kỹ trước khi massage để tránh đưa vi khuẩn vào miệng bé. Thay vì để trẻ gặm đồ chơi khi bị ngứa lợi, mẹ có thể cho trẻ ăn các loại hoa quả đã chế biến để kích thích lợi, giúp răng mọc dễ hơn. Bổ sung men vi sinh cho trẻ để hỗ trợ quá trình tiêu hóa hiệu quả, giúp con ổn định sức khỏe đường ruột và có hệ tiêu hóa khỏe mạnh với hệ vi sinh vật đường ruột cân bằng. Mẹ hãy sử dụng men lợi khuẩn đúng cách, cho trẻ uống đều đặn mỗi ngày để kích thích bé ăn uống tốt hơn, ăn ngon miệng hơn. Vệ sinh răng miệng cho bé hàng ngày đặc biệt sau khi con bú và sau ăn. Cách vệ sinh đúng là dùng ngón tay quấn miếng gạc hay khăn mềm, nhúng nước sạch và lau nhẹ nhàng khoang miệng cho trẻ để tránh nhiễm khuẩn. GIAI ĐOẠN TRẺ MỌC RĂNG LÀ GÌ? Trước khi tìm hiểu con lười ăn khi mọc răng phải làm sao, mẹ cần biết được các giai đoạn mọc răng của bé để chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cũng như tìm ra giải pháp dinh dưỡng tốt nhất để giảm thiểu tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ. Thông thường, trẻ sẽ mọc chiếc răng đầu tiên khi đến tháng tuổi thứ 6, xuất hiện những triệu chứng khó chịu, lười ăn mặc dù trước đây trẻ ăn uống nghiêm túc, đầy đủ. Thời kỳ trẻ mọc 2 răng sẽ mất từ 4-8 tháng, sau đó là thời kỳ mọc từ 6-8 răng kéo dài trong khoảng 9-13 tháng. Vì vậy, bố mẹ cần biết được tâm lý của trẻ nhỏ, chăm sóc bé thật kỹ lưỡng để tránh tình trạng trẻ biếng ăn, sụt cân, suy dinh dưỡng. TÌM HIỂU VỀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BÉ KHI MỌC RĂNG Hiểu rõ chế độ dinh dưỡng của trẻ thời kỳ mọc răng sẽ giúp mẹ chăm sóc bé tốt hơn. Dưới đây là một số lưu ý về khẩu phần ăn của con khi bé đang mọc răng: Thời kỳ trẻ biếng ăn khi mọc răng cửa: Thời kỳ này thường kéo dài khoảng 6-10 tháng. Răng nhú lên khiến trẻ bị đau nhức nướu, khoang miệng. Trong giai đoạn mọc 4 răng cửa, trẻ thường cho ngón tay vào miệng để cắn. Mẹ vẫn cần cho con bú đều bởi lúc này sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng của bé dưới 1 tuổi. Nếu trẻ không hứng thú với cháo hay bột ăn dặm, mẹ nên tăng cữ sữa cho con và tăng cường các bữa phụ giàu dinh dưỡng như khoai tây nghiền, bánh pudding để trẻ ăn đủ chất. Thời kỳ trẻ biếng ăn khi mọc răng nanh: Thời kỳ này kéo dài hơn, từ 10-16 tháng. Trẻ có xu hướng quấy khóc nhiều do đã có ý thức về việc mọc răng. Một số trẻ có thể trạng yếu còn bị sốt nhẹ, đi ngoài phân lỏng hay gặp vấn đề tiêu hóa của trẻ. Để hạn chế tình trạng biếng ăn, mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, mỗi lần chỉ cho con ăn một lượng nhỏ để bẽ đỡ chán, không ép con ăn. Khẩu phần ăn của trẻ nên loại bỏ các thức ăn thô, cứng và thay bằng món dễ nuốt như canh, cháo, súp từ các thực phẩm tươi ngon. Thời kỳ trẻ mọc răng hàm: Thời kỳ mọc răng hàm kéo dài nhất với khoảng thời gian từ 16-29 tháng. Trong thời gian này, để cải thiện tình trạng con lười ăn khi mọc răng, mẹ nên trang trí các món ăn hấp dẫn, đẹp mắt để kích thích sự thèm ăn của bé. Bổ sung các thực phẩm giàu canxi cho trẻ (như trứng, sữa, đậu phụ, hải sản..), thực phẩm giàu kẽm, selen (như thịt bò, ngũ cốc..), hoa quả tươi, rau củ..