Chia sẻ Nên làm gì khi gặp tình trạng lười ăn cơm ở trẻ?

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi debehettaoboninfabiotix, 17/5/23.

  1. debehettaoboninfabiotix PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    22/3/21
    Khi trẻ còn nhỏ, lười ăn là vấn đế xảy ra khá phổ biến khiến cha mẹ lo lắng. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ, đồng thời khiến cha mẹ vất vả hơn trong quá trình chăm sóc con. Vậy mẹ phải làm sao khi trẻ lười ăn cơm? Hãy cùng tham khảo trong bài viết sau.


    NÊN LÀM GÌ KHI GẶP TÌNH TRẠNG LƯỜI ĂN CƠM Ở TRẺ?

    Khi thấy có hiện tượng trẻ lười ăn cơm, mẹ hãy thực hiện ngay các mẹo đơn giản để giúp bé ăn tốt hơn sau đây:

    Không nên làm bé bị căng thẳng: Tuyệt đối không ép trẻ ăn và khiến cho con bị căng thẳng, có cảm giác sợ ăn. Thay vào đó, mỗi bữa ăn mẹ chỉ nên cho con ăn từng phần nhỏ, sau khi ăn hết mới cho ăn tiếp. Ăn từng phần nhỏ một giúp con biết được cảm giác no và không bị căng thẳng.

    Chú ý thời gian cho mỗi bữa ăn: Với những trẻ năng động, rất khó để bắt bé ngồi im trong suốt bữa ăn. Dù bởi lý do gì mẹ cũng chỉ nên để bữa ăn kéo dài trong khoảng 30 phút để tránh áp lực tập lý cho con và kích thích khả năng tự điều chỉnh lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể bé.

    Khoảng cách giữa các bữa ăn: Để cải thiện tình trạng trẻ lười ăn cơm, mẹ cần thiết kế giờ ăn của con khoa học hơn, cách từ 4-5 giờ đồng hồ để con có đủ thời gian tiêu hóa hết thức ăn từ bữa trước. Bố mẹ cũng không nên cho trẻ ăn vặt giữa các cữ để không làm xáo trộn giờ ăn của con.

    Tăng cường men vi sinh cho bé biếng ăn: Bổ sung men vi sinh là biện pháp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa an toàn, nhờ bổ sung hàm lượng lớn lợi khuẩn đường ruột vào cơ thể. Mẹ sử dụng men lợi khuẩn đúng cách sẽ giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cân bằng hệ khuẩn ruột, từ đó giúp trẻ ăn uống tốt hơn, ăn ngon miệng hơn. Đây là lựa chọn phù hợp với những trẻ đang có tình trạng biếng ăn, chán ăn mẹ có thể tham khảo.

    Để bữa cơm trở nên vui vẻ: Để trẻ được tham gia ăn chung cùng các thành viên trong gia đình cũng như để con tự cảm nhận các món ăn thông qua quá trình chạm, bốc (với trẻ nhỏ) và hướng dẫn trẻ dùng thìa, đũa (với trẻ lớn). Khi trẻ ăn, bố mẹ hãy vỗ tay khen ngợi động viên giúp trẻ thích thú, từ đó con sẽ ăn nhiều hơn.

    DẤU HIỆU TRẺ BIẾNG ĂN, LƯỜI ĂN CƠM MẸ NÊN BIẾT

    Không khó để bố mẹ có thể nhận biết dấu hiệu trẻ biếng ăn chậm lớn bằng cách theo dõi các phản ứng của bé với bữa ăn. Một số biểu hiện thường thấy gồm có:

    Trẻ buồn nôn khi ngửi mùi hoặc nhìn thấy thức ăn, nôn khi ăn.

    Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ không biếng ăn nhưng gia đình quá lo lắng nên nhầm tưởng bé bị biếng ăn. Bố mẹ cần dựa vào các chỉ số sau để xác định con có bị biếng ăn hay không:

    Lượng thức ăn trẻ nạp vào trong ngày ít hơn so với nhu cầu theo độ tuổi.

    Trẻ nhỏ bị táo bón thường xuyên, phân đi ít hơn bình thường.

    Trẻ tăng cân chậm hoặc không tăng cân, có khi bị sụt cân.

    Bữa ăn của trẻ thường kéo dài trên 30 phút hoặc lâu hơn do con không chịu nuốt thức ăn.

    Trẻ có biểu hiện sợ ăn, chạy trốn, khóc khi tới bữa ăn.

    Kiểm tra các chỉ số với chuyên gia dinh dưỡng để đưa ra chẩn đoán chính xác.

    Trẻ ăn ít hơn so với bình thường.

    Trẻ chỉ thích ăn một vài loại thức ăn và không thích thay đổi món mới.
     
    #1

Chia sẻ trang này