Chia sẻ Tìm hiểu về các dấu hiệu giúp phát hiện trẻ bị hội chứng colic

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi Hangg Minhh, 11/5/23.

  1. Hangg Minhh PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    7/3/22
    Mỗi lần con quấy khóc là một lần cha mẹ lo lắng tìm hiểu nguyên nhân để giúp con. Đối với trẻ sơ sinh, tình trạng hội chứng colic rất dễ xảy ra và thường xảy ra khiến cha mẹ đau đầu mệt mỏi. Vậy mẹ đã biết colic là bệnh gì chưa?


    TÌM HIỂU VỀ CÁC DẤU HIỆU GIÚP PHÁT HIỆN TRẺ BỊ HỘI CHỨNG COLIC

    Dưới đây là 6 biểu hiện thường thấy ở một em bé sơ sinh bị mắc hội chứng colic:

    Bé khóc dai dẳng và liên tục hơn 3 tiếng đồng hồ, lặp đi lặp lại hơn 3 ngày trong 1 tuần và kéo dài hơn 3 tháng.

    Khi bé bị mắc hội chứng colic, bố mẹ rất khó để xác định được nguyên nhân trẻ khóc.

    Khi trẻ khóc, người trẻ căng cứng, tay chân co quắp, ưỡn ngực, tiếng khóc quặn thét.

    Thời gian bé xuất hiện những biểu hiện trên thường diễn ra vào cuối ngày hoặc đêm khuya.

    COLIC LÀ BỆNH GÌ?

    Hội chứng colic (hay còn gọi là khóc dạ đề ) là tình trạng trẻ quấy khóc liên tục trong nhiều giờ và lặp lại hằng ngày trong cùng một khung giờ giống nhau. Các triệu chứng của hội chứng colic sẽ kéo dài trong một thời gian dài, sau 5 đến 6 tháng, bé sẽ tự khỏi bệnh.

    GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HỘI CHỨNG COLIC Ở TRẺ NHỎ

    Cho trẻ bú sữa mẹ và ngậm ti giả

    Ngoài việc ôm nựng, vỗ về khi trẻ khóc, mẹ có thể cho con bú hoặc ngậm ti giả để tránh trường hợp con khóc do bị đói. Nên cho trẻ bú nhiều lần trong ngày và thời gian cho trẻ bù giữa 2 lần liên tiếp nên cách quãng ngắn. Ngoài ra, mẹ không nên ép bé bú nếu bé không chịu.

    Ngoài việc cho trẻ bú sữa mẹ, bố mẹ có thể cho trẻ uống thêm men lợi khuẩn nhằm củng cố sự ổn định đường ruột, tăng cường lợi khuẩn probiotic, ngăn ngừa và giảm thiểu các triệu chứng rối loạn tiêu hoá, sức đề kháng của bé thêm khoẻ mạnh và có sức chống lại các căn bệnh lây nhiễm do virus, vi khuẩn tấn công.

    Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực đơn của mẹ

    Vì trẻ sơ sinh hấp thụ các chất dinh dưỡng chủ yếu qua sữa mẹ nên việc mẹ ăn gì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đường ruột của trẻ. Khẩu phần ăn của mẹ nên đầy đủ các nhóm dưỡng chất như tinh bột, các vitamin, chất xơ, chất đạm,... Giảm thiểu các món ăn nhiều dầu mỡ có trong thực đơn của mẹ.

    Ngoài ra mẹ không nên uống hoặc ăn các thực phẩm chứa chất kích thích, caffeine làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.

    Vỗ về, xoa dịu tâm trạng của bé

    Khi bé lên cơn khóc, mẹ nên ôm bé, vỗ về xoa dịu trẻ. Khi được tiếp xúc với mùi hương và nhiệt độ từ cơ thể mẹ, trẻ nhỏ sẽ có cảm giác an toàn, tâm lý dần ổn định hơn, trẻ sẽ từ từ nín khóc. Mẹ cũng có thể kết hợp mở thêm những bài hát du dương nhẹ nhàng, cực kỳ hiểu quả trong việc ổn định tâm lý của trẻ.


    Trên đây là một số gợi ý các cách cải thiện tình trạng khóc dạ đề ở trẻ mẹ có thể tham khảo. Hiện nay, một số giả thuyết cho rằng bé có hệ tiêu hóa kém dẫn đến những cơn đau co thắt, chướng bụng ợ hơi là nguyên nhân của hội chứng colic ở trẻ.

    Vì vậy, để giảm thiểu, ngăn ngừa nguy cơ trẻ mắc phải hội chứng coli, bố mẹ có thể bổ sung thêm các chế phẩm men vi sinh nhằm cải thiện hệ vi sinh đường ruột của trẻ, hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ tốt hơn:

    Giảm thiểu, ngăn ngừa các triệu chứng rối loạn đường ruột như: tiêu chảy, táo bón, nôn trớ sinh lý,...

    Giảm các triệu chứng ruột kích thích ở trẻ nhỏ, giúp trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt.

    Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho trẻ nhỏ, ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị mắc các bệnh viêm nhiễm như chàm sữa, dị ứng thời tiết, phát ban,...
     
    #1

Chia sẻ trang này