Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Khi trẻ còn nhỏ, nôn trớ là vấn đế xảy ra khá phổ biến khiến cha mẹ lo lắng. Tình trạng này đặc biệt dễ xảy ra với trẻ sơ sinh. Vậy khi xảy ra tình trạng trẻ trớ ra cặn sữa vón cục, đâu là cách xử lý phù hợp nhất? BIỆN PHÁP CẢI THIỆN CHO TRẺ TRỚ RA CẶN SỮA VÓN CỤC Để hạn chế tối đa nguy cơ trẻ bị trớ ra cặn sữa vón cục, mẹ cần lưu ý một số điều sau đây: Không cho trẻ bú quá no mà cần chia nhỏ ra nhiều cữ bú với lượng phù hợp. Hạn chế cho con bú bình khi bé còn quá nhỏ. Khi đặt bé nằm, mẹ hãy kê gối cao thêm 8-10cm. Không cho bé bú lúc con đang mệt hay đang buồn ngủ. Không ép trẻ ăn khi con không muốn. Cho trẻ bú đúng tư thế, sau khi bé bú cần vỗ lưng cho con ợ hơi. Bế đứng trẻ khoảng 30 phút sau khi cho con bú, không trêu đùa cho bé cười sau khi ăn Trong những năm đầu đời, do hệ tiêu hóa của con còn non nớt nên bé rất dễ gặp phải các vấn đề tiêu hóa, trong đó có nôn trớ. Hiện nay, kết hợp dùng thêm men lợi khuẩn cho trẻ nôn trớ là một trong những biện pháp nhiều phụ huynh lựa chọn để hỗ trợ trẻ tiêu hóa hiệu quả, đặc biệt với những trẻ hay nôn trớ, trẻ kém hấp thu dinh dưỡng. Với việc bổ sung hàm lượng lớn lợi khuẩn đường ruột cho trẻ, hệ vi sinh của bé sẽ lấy lại sự cân bằng và giúp phòng tránh nhiều bệnh lý đường ruột hay gặp ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hỗ trợ tăng sức đề kháng tự nhiên của trẻ. TRẺ SƠ SINH TRỚ RA SỮA VÓN CỤC VÌ NGUYÊN NHÂN GÌ? Thực tế có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến rẻ sơ sinh ọc sữa. Trong đó, tình trạng trẻ ọc sữa ra sữa vón cục có thể là do hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản, cũng có thể do con bú quá nhanh, ăn qua no hay sữa công thức chưa được tiêu hóa kịp thời. Một số nguyên nhân trẻ trớ ra sữa vón cục phổ biến có thể kể tới: Nguyên nhân bệnh lý Khó tiêu, táo bón: Là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh ọc cặn sữa, do bé bị dị ứng với protein trong sữa hoặc hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu. Trào ngược dạ dày: Bệnh này xảy ra khi acid dịch vị bị trào ngược lên cổ họng khiến bé khó chịu và trớ sữa. Hẹp môn vị: Môn vị là phần dưới dạ dày, nơi đồ ăn đi qua để vào ruột non. Khi trẻ sơ sinh bị hẹp môn vị bẩm sinh sẽ dễ ọc ra cặn sữa. Như vậy, trẻ trớ ra cặn sữa vón cục bao gồm cả nguyên nhân sinh lý và bệnh lý. Tìm hiểu những nguyên nhân này sẽ giúp bố mẹ chăm sóc và tìm ra cách khắc phục trẻ bị nôn trớ tốt hơn. Nguyên nhân sinh lý Hệ tiêu hóa và dạ dày của trẻ nằm ngang, còn yếu ớt, nếu mẹ cho con bú quá no và để trẻ thay đổi tư thế đột ngột sẽ dễ làm cho bé bị ọc sữa. Trẻ bú sữa quá no, ăn quá nhanh một lúc. Do sữa công thức khiến trẻ chậm tiêu hơn sữa mẹ, khi chưa kịp tiêu hóa, trẻ bị trớ sữa vón cục rất dễ xảy ra. TRẢ LỜI TRẺ TRỚ RA CẶN SỮA VÓN CỤC CÓ SAO KHÔNG? Sữa vón cục là sữa đã được tiêu hóa một phần trong dạ dày, do nguyên nhân nào đó mà sau khi bú trẻ bị nôn trớ sữa vón cục kèm theo dịch nhớt. Hầu hết tình trạng trẻ sơ sinh ọc ra cặn sữa không phải quá nghiêm trọng. Nếu hiện tượng này xảy ra với tần số ít, không ảnh hưởng tới hô hấp, không gây khó chịu cho trẻ thì đây là nôn trớ sinh lý không cần điều trị. Tuy nhiên nếu mẹ thấy trẻ thường xuyên nôn trớ kèm theo ho, thở khò khè kéo dài và có sự thay đổi về cân nặng thì cần cho con đi khám sớm.