Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Hộp số sàn (MT), Hộp số tự động có cấp (AT), Hộp số tự động vô cấp (CVT), Hộp số tự động ly hợp kép (DCT) là 4 loại hộp số khác nhau mà tài xế có thể gặp trên ô tô. CÁCH PHÂN BIỆT CÁC LOẠI HỘP SỐ XE Ô TÔ 1. Hộp số sàn (MT) Hộp số sàn là loại hộp số lâu đời nhất, bao gồm trục sơ cấp, trục thứ cấp và trục trung gian (với hộp số 3 trục). Các trục có bánh răng khớp với nhau và tạo tỷ số truyền tương ứng với mỗi cấp số của xe. Hộp số sàn dùng ly hợp ma sát dạng đĩa để ngắt hoặc kết nối lực truyền từ động cơ. Để điều khiển, người lái sẽ giẫm hoặc nhả bàn đạp côn, rồi chuyển cần số đến vị trí mong muốn. Chi phí cho các hộp số sàn thuộc loại rẻ, đồng thời sửa chữa cũng dễ dàng hơn. Xe sử dụng hộp số sàn còn tiết kiệm nhiên liệu và người lái có cảm giác “thật” hơn so với hộp số tự động. Tuy nhiên một số tay lái nếu chưa quen sẽ có cảm giác khó chịu, bất tiện và mất tập trung khi phải liên tục phải đạp/nhả chân côn và sang số khi chạy. 2. Hộp số tự động có cấp (AT) Hầu hết các mẫu xe mới hiện nay đều sử dụng hộp số tự động. Thay vì sử dụng bộ ly hợp, hộp số tự động dùng bộ biến mô thủy lực để ngắt hoặc kết nối lực truyền từ động cơ. Việc lựa chọn tỷ số truyền và sang số phù hợp được thực hiện tự động. Đa số người sử dụng hộp số tự động đều thấy thích hơn vì không phải thực hiện các thao tác giẫm chân côn và gạt cần số. Nhưng so với hộp số sàn, hộp số tự động thường tốn nhiên liệu hơn. Với cấu trúc phức tạp của hộp số, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa cũng cao hơn. Trong một số trường hợp, nếu người lái nhầm lẫn giữa chân ga và chân phanh thì sẽ đặc biệt nguy hiểm. 3. Hộp số tự động vô cấp (CVT) Hộp số vô cấp CVT có tỷ số truyền biến thiên liên tục. Thay vì các bánh răng, hộp số này có hai puli được tạo bởi hai khối hình nón với phần đỉnh nón đặt đối diện nhau. Trong rãnh giữa mỗi cặp đỉnh nón có dây đai để kết nối hai puli lại với nhau. Khi vận hành, mỗi cặp đỉnh nón tách xa và tiến lại gần nhau, đồng thời đường kính của hai puli thay đổi và tỷ số truyền cũng thay đổi liên tục. Quá trình này diễn ra tự động bởi máy tính, tương tự hộp số AT. So với hộp số tự động, quá tình chuyển số của hộp số CVT mượt mà hơn do dùng dây đai thay cho bánh răng. Đồng thời cũng tiết kiệm nhiên liệu và có cấu tạo nhỏ gọn hơn. Dây đai cũng là nhược điểm của loại hộp số này. Nếu tốc độ quay của puli quá cao do sử dụng trên các động cơ có công suất và mô-men xoắn lớn, dây đai sẽ nhanh hỏng hóc. Chưa kể đến mức chi phí tốn kém để sửa chữa và tiếng ồn phát ra lớn khi vòng tua máy cao. 4. Hộp số tự động ly hợp kép (DCT) Để dễ hình dung, hộp số ly hợp kép là hai hộp số sàn thông thường ghép lại và được điều khiển tự động bằng máy tính. Trong đó bao gồm hai bộ ly hợp ma sát ướt, một bộ điều khiển trục chứa các bánh răng cấp số lẻ (1, 3, 5, gài số lùi) và một bộ điều khiển trục chứa các bánh răng cấp số chẵn (2, 4, 6 và số lùi). Nhờ cấu tạo của hộp số, thời gian chuyển số sẽ nhanh và chính xác hơn, hao hụt công suất sẽ giảm và giúp xe tiết kiệm nhiên liệu. Cấu tạo hộp số DCT cũng đơn giản và gọn nhẹ hơn hộp số AT. Ngược lại, hộp số DCT chỉ được trang bị trên các mẫu xe đắt tiền do chi phí sản xuất, bảo dưỡng và sửa chữa cao. _______________KIM PHÚC – Chuyên cung cấp, phân phối phụ tùng xe tải chính hãng. Cung cấp đầy đủ các sản phẩm phụ tùng thân vỏ, cầu số, động cơ, cabin … các dòng xe tải, xe ben, xe đầu kéo… Để được tư vấn về các phụ tùng xe tải chính hãng mà KIM PHÚC cung cấp & phân phối, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới nhé! KIM PHÚC – PHỤ TÙNG XE TẢI CHÍNH HÃNG [*]Địa chỉ: 33BT2, KĐT Pháp Vân, Hoàng Mai, HN[*]Điện thoại: 0354 355 368 Nguồn: Cách phân biệt các loại hộp số xe ô tô