Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Giày chạy bộ và giày luyện tập hầu như ai củng lầm tưởng là cùng một loại và có cùng một chức năng. Nhưng không phải như vậy, trong thể thao chuyên nghiệp hai loại trên được tách làm 2 loại khác nhau rõ rệt về thiết kế và cấu tạo. Vậy nó khác nhau ở điểm nào cùng Catoshop tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nhé. Có thể bạn quan tâm: xu hướng giảy thể thao mới nhất tập máy chạy bộ nên mang giày hay chân trần phân loại giày giày thể thao Nhìn sơ bằng mắt thường thì khó có thể thấy được điểm khác nhau giữa giày chạy bộ và giày luyện tập. Công dụng Như tên gọi thì giày chạy bộ chỉ dành riêng cho các hoạt động như chạy và đi bộ, còn giày luyện tập có thể đáp ứng được nhiều hoạt động thể thao khác nhau như tập tạ, boxing, yoga, … Có thể thấy giày luyện tập thật đa dụng đúng không nào các bạn đáp ứng hầu hết mọi hoạt động thể chất. Về thiết kế Trọng lượng Nghe qua có thể đoán được giày chạy bộ chắc chắn sẽ nhẹ hơn giày tập luyện đúng không nào? Trọng lượng nhẹ sẽ giúp cho bước chạy của bạn được nhanh hơn và đỡ mỏi hơn khi phải chạy ở quãng đường dài. Giày luyện tập thì có trọng lượng sẽ nặng hơn độ bền cao hơn để đáp ứng được nhu cầu của nhiều môn thể thao khác nhau. Phần đế giày Giày chạy bộ thường có 2 miếng lót cao su đảm bảo ở phần mũi chân và gót chân không có phần cao su ở 2 bên đế giày nên giày chạy bộ rất nhẹ, vì khi chạy bộ cơ thể chỉ hướng về phía trước nên phần gót chân và mũi chân sẽ tiếp xúc với mặt đất nhiều nhất trong khi chạy. Không giống như giày chạy bộ giày luyện tập có thiết kế cao su toàn bề mặt đế giày để đảm bảo cho các hoạt động thể thao nhiều hướng như boxing. Bởi vậy đôi giày luyện tập lúc nào củng nặng hơn đôi giày chạy bộ. Phần thân giày Để tối ưu trọng lượng cho giày chạy bộ để có được những bước chạy linh hoạt thì chất liệu của giày được chọn rất nhẹ có độ bền cao để hoạt động liên tục trên quãng đường chạy dài. Còn thân giày luyện tập sử dụng các chất liệu dày hơn cứng hơn và ôm sát bàn chân cho đến cổ chân để đảm bảo được sự ôn định khi hoạt động theo nhiều hước khác nhau. Catoshop đã chia sẻ những điểm khác nhau cơ bản của giày chạy bộ và giày thể thao ở trên. Dựa vào đó chúc các bạn tìm được đôi giày phù hợp với nhu cầu luyện tập của mình.
Da bò thật có mùi ngai ngái, còn da bò giả thì có mùi ni lông hoặc có mùi của chất hóa học (giống mùi nhựa hoặc mùi sơn, xăng thơm)... Trên internet có nhiều bài viết hướng dẫn phân biệt da bò thật gỉa, Tuy nhiên đa phần không đầy đủ hoặc thiếu chính xác. Bài viết sau sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt được da bò thật da bò giả cũng như đặc tính của da.... Chất liệu giả da bò, da bò sáp thông thường có hai loại chính: simili và PU. Với simili, bạn có thể dễ dàng nhận biết bởi chất liệu này giá rẻ, cứng, được phủ một lớp polyeste trên bề mặt nên rất bóng, thường được may làm hàng chợ, hàng sofa da. Riêng PU thì dễ gây nhầm lẫn hơn, bởi đây là chất liệu giả da bò cao cấp, mềm mại gần giống da bò thật. Tuy nhiên, bản chất PU vẫn là dạng hợp chất tổng hợp nhân tạo nên có thể bong tróc theo thời gian (loại này thường gặp rất nhiều đối với các mặt hàng da bò trung quốc). - Cách kiểm tra da bò thật nhanh gọn siêu đơn giản bằng cách da bò thật có mùi ngai ngái, còn da bò giả thì có mùi ni lông hoặc có mùi của chất hóa học (giống mùi nhựa hoặc mùi sơn, xăng thơm). - Cách phân biệt da bò thật và da giả bằng cách hơ lửa sản phẩm da: Nếu là da bò thật miếng da bò bị cháy xém và có mùi khét của hợp chất hữu cơ (mùi giống thịt nướng ^^), còn giả da bò thì vón cục. - Cách thử da bò thật bằng cách nhỏ một vài giọt nước lên bề mặt da. Nếu là da bò thật thì sau một vài phút, bạn sẽ thấy vệt nước lan rộng ra, thấm vào da. Da bò thật luôn hấp thu độ ẩm. (ngoại trừ những loại da bò đã sử dụng lớp chống thấm cho bề mặt) - Quan sát bằng mắt: bề mặt da bò thật hơi ráp, có các đường vân của da bò rất tự nhiên, hoặc có những vết lồi lõm, tùy theo kỹ thuật thuộc và gia công mà bề mặt da bò sẽ có độ phẳng, mềm… tuy nhiên vẫn còn để lại dấu vết gồ ghề tương đối. Trên bề mặt da bò thật, nhìn kỹ sẽ có những lỗ chân lông nhỏ, có thể nhìn thấy bằng kính lúp thông thường. Bề mặt da bò thật không có vết nứt hay vết rạn như da bò giả. Còn bề mặt da bò giả thường sẽ láng, trơn tru và bằng phẳng. - Khi dùng ngón tay ấn mạnh lên bề mặt túi, nếu là da bò thật sẽ để lại vết lõm. Còn với da bò giả và các chất liệu tổng hợp sẽ không thể có được độ đàn hồi này. - Da bò thật để một thời gian, màu sẽ bớt đi độ tươi, hơi xỉn. Khi đó, bạn lau sạch và thoa lên một ít kem dưỡng da bò hoặc xi không màu thì bề mặt sản phẩm da bò thật sẽ tươi màu và mềm mại ngay. Da bò giả ít thay đổi màu sắc hoặc ko bị tác động nhiều bởi các loại xi hay kem dưỡng da bò . - Các sản phẩm da bò thật nhất là túi xách da bò lúc mới thì cứng, nhưng càng dùng càng mềm. Ví da bò giả thì sẽ rất nhanh bị khô, rạn nứt. - Da bò thật khi chưa thành phẩm thường có kích thước nhỏ và có hình dáng theo hình dáng của loài động vật cho ra loại da bò đó, thường loằn ngoằn và không vuông vứt, da bò giả thường có kích thước tấm da bò rất lớn và vuông vứt. - Mặt trong của ví da bò thật hầu hết nhà sản xuất để trần để thể hiện độ liên kết của da, còn da bò giả thì có miếng lót, có lớp giấy bìa định hình. Các sản phẩm giả da bò thường được lót vải hoặc dạng chỉ đan xen nhau được ép mặt sau của da Ghi chú: Đối với một số loại da, hiện nay với kỹ thuật thuộc da bò cao, các sản phẩm da bò có thể có những đặc tính khác trên. Ví dụ: - Đối với loại da bò sơn - bề mặt da bò được phủ một lớp sơn (lớp sơn này rất bền và không bị bong theo thời gian) khi đốt lên có thể có mùi khét của hóa chất (sơn), khi gạch nhẹ thì da bò không bị xướt, và ít bị thấm nước. - Đối với Da bò sáp hoặc da bò dầu, bề mặt ngoài của da bò được phủ một lớp sáp/ dầu để bảo vệ da bò (dưỡng da) giúp da bò luôn ẩm và không bị khô ráp. loại da bò này rất dễ bị trầy tuy nhiên. vết trầy sẽ mất hẵn khi dùng xi hoặc kem dưỡng da bò đánh đều
Dây lưng nam là 1 phụ kiện không thể thiếu với các quý ông, dưới đây xin giới thiệu cách phân biệt dây lưng da bò thật và giả da bò chính xác 100%. Từ lâu, dây nịt nam là người bạn không thể thiếu đối với các quí ông là một phụ kiện tối cần thiết cho tất cả các phong cách từ công sở cho tới thường ngày, tạo nét đẹp lịch lãm cho tới phong cách phóng khoáng và có phần bụi bặm. Đối vời những người không phải trong nghề hoặc không có kinh nghiệm phân biệt thắt lưng da thật trong 1 nốt nhạc thì bạn thường rất mơ hồ hoặc không biết sự khác nhau giữ dây nịt nam da bò thật và dây nịt da bò giả. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn chuyên sâu hơn và hiểu rõ về chất lượng của dây nịt giúp bạn dễ dàng chọn cho mình một chiếc dây nịt nam đảm bảo chất lượng đúng da bò thật 100%. Da bò thật là gì? Cách phân biệt ví da thật giả có thể bạn chưa biết? Da bò thật hay còn gọi là da bò thuộc, các sản phẩm bằng da bò thật thường được ghi real leather, genuine leather, genuine leather (da bò bò), 100% leather… Có 2 loại chất liệu giả da bò phổ biến hiện nay đó chính là: simili và PU. Simili: là chất liệu giả da bò giá rẻ, cứng, được phủ một lớp polyeste trên bề mặt nên rất bóng, thường được may làm hàng chợ. Nên chỉ cần nhìn và sờ qua là bạn có thể nhận ra được chúng. PU: là chất liệu giả gia cao cấp, mềm mại và nếu không kiểm tra kỹ thì nhiều người sẽ bị nhầm chúng với da bò thật. Tuy nhiên, bản chất PU vẫn là dạng hợp chất tổng hợp nhân tạo nên có thể bong tróc theo thời gian. 8 cách để phân biệt da bò thật hay giả da Cách 1: Nhìn kỹ da bò: Các bạn nhìn thật kỹ bề mặt miếng da bò mà họ đưa cho bạn. Nếu là da bò thật, trên bề mặt sẽ có những vết lồi lõm, tùy theo trình độ thuộc và gia công mà bề mặt da bò sẽ có độ phẳng, mềm…tuy nhiên vẫn còn để lại dấu vết gồ ghề tương đối. Trong khi đó, những loại giả da bò sẽ bằng phẳng. Da bò thật nhìn kỹ sẽ có những lỗ chân lông nhỏ, còn da bò giả thì không. Các 2: Sờ vào da bò: Các bạn hãy đặt bàn tay lên bề mặt sản phẩm và cảm nhận. Nếu là giả da, bạn sẽ cảm nhận được độ trơn láng nổi cộm của lớp nhựa (plastic) được tạo bởi các chất liệu tổng hợp khi chúng được làm cho sáng bóng. Điều này sẽ rõ ràng hơn khi bạn chạm bề mặt này vào mùa đông, bạn sẽ cảm thấy lạnh.Còn da bò thật thì bạn sẽ cảm nhận được độ mềm và mịn màng bất cứ lúc nào bạn chạm vào. Hơn nữa, da bò thật không bao giờ cho cảm giác mát lạnh ngay cả trong mùa đông. Cách 3: Ngửi da bò. Các sản phẩm được làm từ da bò thú thì thường có mùi chất béo của động vật (như mùi hơi thối thối), còn giả da bò thì ngửi thấy mùi nhựa tổng hợp. Cách 4: Ấn vào da bò. Dùng ngón cái và ấn mạnh lên bề mặt sản phẩm đó. Nếu là da bò thật, sẽ để lại vết lõm xung quanh ngón tay cái của bạn. Tuy nhiên, khi bạn bỏ tay ra, vết lõm sẽ mất đi chứng tỏ độ đàn hồi của bề mặt da bò thật. Còn với da bò giả, các chất liệu tổng hợp sẽ không thể có được độ đàn hồi này, vết lõm cũng sẽ còn hằn nguyên bởi các lớp hạt vật chất nhân tạo, tạo thành lớp da bò giả đã bị tách rời ra. Cách 5: Quan sát kỹ da bò. Quan sát một mặt cắt của da bò và phần da bò đã thuộc, bạn sẽ thấy da bò thật bao gồm các sợi không đều nhau. Vì vậy, khi bạn dùng ngón tay cạo lên bề mặt da, (nhằm cố để lại vết trầy, xước) thì chúng sẽ không có thay đổi gì rõ ràng. Trong khi với da bò giả, chúng vốn có kết cấu dệt sợi, không phải là khối đặc nên chúng sẽ bị trầy xước. Cách 6: Làm ướt da bò. Nhỏ một vài giọt nước lên bề mặt sản phẩm. Nếu là da bò thật thì sau một vài phút, bạn sẽ thấy vệt nước lan rộng ra, thấm vào da bò qua các lỗ chân lông. Da bò thật, da bò sáp luôn hấp thu độ ẩm. Còn giả da bò thì không. Cách 7. Đốt hoặc hơ da bò qua lửa. Nếu là da bò thật, bạn sẽ ngửi được mùi khét như mùi của tóc cháy. Còn da bò giả sẽ cho mùi nhựa cháy. Cách 8: Màu sắc của da bò. Màu của da bò giả luôn tươi sáng, còn màu da bò thật thì tối hoặc chỉ sáng như màu sương mai.