SEO sau khi thiết kế Web

Thảo luận trong 'Thủ thuật SEO' bắt đầu bởi Yumei, 21/12/16.

  1. Yumei PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    3/9/16
    Nơi ở:
    855 Hồng Bàng p9 quận 6
    Thực tế cho thấy rất nhiều website trở thành ngôi nhà ma (không có khách truy cập) không phải là do khâu xây dựng từ phía các công ty thiết kế web mà do chủ doanh nghiệp không tiến hành các công tác sau khi website đã hoàn thiện. Và trớ trêu thay, rất nhiều người vẫn chưa hình dung ra mình sẽ làm gì tiếp theo khi website đã làm xong và bàn giao [​IMG].

    1. Kiểm tra khả năng hiển thị của title, description:
    Hãy tiến hành kiểm tra 2 yếu tố cho mọi trang, từ khu vực sản phẩm dịch vụ đến phần tin tức. Để kiểm tra một cách chính xác và nhanh chóng thì bạn cần dùng tool để hỗ trợ.
    [​IMG]
    Thống kê về trang của Add-on Mozbar cho title, description, keyword và h1/h2

    2. Kiểm tra cấu trúc URL của website
    Cấu trúc Url ảnh hướng rất nhiều đến khả năng SEO của website, cũng như từng trang web. Một Url đơn giản, rõ ràng và thân thiện là điều kiện rất thuận lợi mà các crawler thường xuyên index trang website có cấu trúc URL như thế. Vậy đâu là một cấu trúc tốt ? hãy xem bên dưới
    URL chưa tốt:
    Code:
    Mã:
    http://netmoon.vn/showtheard/34354545-f23.html
    Mã:
    http://netmoon.vn/thiet-ke-web/thiet-ke-website-da-nang
    URL tốt:
    Code:
    Mã:
    http://netmoon.vn/thiet-ke-website-da-nang
    3. Kiểm tra khả năng hiển thị trên social
    Khi bạn đưa link lên mạng xã hội, bạn có khi nào tự hỏi link đó sẽ hiêển thị như thế nào không ? Nó chỉ hiển thị URL ? hay có cả tiêu đề, nội dung giới thiệu và ảnh ?. Một trang hiển thị tốt trên mạng xã hội thì nó phải đạt đúng chuẩn hiển thị như bên dưới

    Hiển thị trên Google Plus
    [​IMG]
    Trang blog của Netmoon hiển thị trên Google plus

    Hiển thị trên facebook
    [​IMG]
    Trang blog của Netmoon hiển thị trên facebook

    4. Kiểm tra sitemap
    Sitemap là một yếu tố khá quan trọng cho khả năng index của bot/ crawler, nó giúp cho bot nhanh chóng index toàn bộ trang website và những cập nhật nội dung mới khi bạn post bài.

    Trong sitemap có 2 loại cơ bản: sitemap.html(cho người đọc) và sitemap.xlm(cho bot đọc và để submit lên Google webmaster), do vậy bạn kiểm tra sitemap.xml và cũng tạo sitemap.xml để submit vào Google webmaser tool(hoặc của yahoo hay Bing).

    5. Kiểm tra khả năng chia sẽ mạng xã hội của website:
    Một website muốn truyền thông tốt thì bạn cần tích hợp mạng xã hội ngay trong website của mình để việc chia sẽ nội dung trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Tại việt Nam thì ít nhất bạn cần tích hợp 4 trong 5 mạng xã hội sau: facebook, Google plus, LinkedIn, Zing me, Linkhay.

    Các tính năng mạng xã hội bạn cần quan tâm:
    Box follow facebook hay google plus cần phải có trên website
    [​IMG]
    Box like tài khoản Netmoon được tích hợp vào website


    Các nút chia sẻ mạng xã hội:

    [​IMG]Click this bar to view the full image.
    [​IMG]
    Những nút chia sẻ mạng xã hội ở dưới bài viết của Netmoon

    6. Cài đặt Google Analytic và Google webmaster tool để thống kê:
    Google Analytic và Google webmaster tool là 2 công cụ không thể thiếu cho dù bạn có làm SEO hay Maketting online không thì việc cài nó vào sẽ giúp bạn đánh giá được mức độ sức khỏe, lượng truy cập, nguồn truy cập, thống kê chi tiết…

    7. Viết Title, Description và h1/h2… để SEO cho chuyên mục/trang:

    [​IMG]Click this bar to view the full image.
    [​IMG]
    The Title và The Description hiển thị trên Google

    Hãy bắt đầu viết những Title: với các tiêu chí

    - Có từ khóa SEO
    - Miêu tả duy nhất về trang bạn đang SEO
    - Tổng số ký tự <= số ký tự một title hiện trên google.Còn với Description thì:

    - Cũng có từ khóa SEO, có tên thương hiệu
    - Miêu ta chính xác về title
    - Tổng số ký tự phải nhỏ hơn số ký tự Google hiệu trên kết quả với một website thông thường.Còn với các thẻ h1/h2… thì bạn nên lựa chọn tiêu đề paragraph của bài viết để đưa vào hoặc một số từ khóa liên quan đến từ khóa SEO

    8. Kiểm tra thời gian trung bình load website trong Google Analytic:
    Khi một website đã hoàn chỉnh về nội dung và những yếu tố khác trong SEO thì bạn cần xem lại phần thời gian Load trung bình để tìm giải pháp tối ưu phù hợp như:
    - Xem xét vấn đề hosting, băng thông
    - Xem lại cách nhà cung cấp website lập trình( đã tối ưu code chưa ?)
    - Xem xét lại file thừa trong hệ thống quản trị nội dung để xóa bớt những file không sử dụng.
    - Xem xét lại chức năng cache của website

    Để kiểm tra tốc độ trung bình trong Google bạn làm theo hướng dẫn sau:
    Vào Google Analytic >> chọn website >>Chọn icon nội dung bên trái >> chọn tab tốc độ trang web/thời gian trang
    Còn nếu là tiếng anh thì: Icon content >> Site Speed >> Page timings

    9. Cuối cùng là xây dựng chiến lược tạo content chất lượng:
    Sau khi xong 8 bước đó thì cũng là lúc bắt tay vào xây dựng nội dung theo hướng SEO và bắt đầu tạo backlink trong quá trình xây dựng nội dung(vừa tạo vừa xây baclink on page).

    Ngoài ra, hãy áp dụng định hướng phát triển nội dung bên dưới để nội dung của bạn trở thành lời chào hàng và Marketing hiệu quả

    Một bản chiến lược xây dựng nội dung nó phải chứa 3 yếu tố chủ đạo mà nên tích hợp vào website:
    - Nội dung về công ty, về sản phẩm & dịch vụ đang kinh doanh: phần nội dung này có tính quyết định đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Vì thế hãy trình bày đầy đủ thông tin, hình ảnh minh họa chi tiết, cách bố trí dễ đập vào mắt người dùng và có hướng dẫn để đặt hàng hoặc mua hàng.
    - Nội dung mà khách hàng tìm năng đọc: đây là những nội dung mà khách hàng tìm năng của bạn đang tìm đọc( không phải nội dung về sản phẩm và dịch vụ). Khi họ bị thu hút bởi những nội dung này thì họ sẽ nhớ đến thương hiệu của bạn và dĩ nhiên đến một lúc họ nãy sinh nhu cầu mua hàng thì bạn sẽ là thương hiệu họ nghĩ đến đầu tiên để tham khảo mua hàng.
    - Nội dung mà bạn viết tốt nhất: đây quả thật là một điều rất khó cho các đơn vị vừa và nhỏ khi sự am hiểu và mức độ chuyên môn của họ không cao để cho ra các bài viết chất lượng. Nhưng nếu là bạn có thế mạnh ở lĩnh vực này thì bạn nên viết. Vì những kiến thức và thông tin bổ ích của bạn sẽ góp phần nâng cao uy tín công ty trong ngành nghề của bạn và khẳn định sự am hiểu chuyên môn thâm sâu để khách hàng và đối tác nhìn thấy.

    Sau khi đọc xong, đừng quên để lại comment nếu có gì thắt mắc hoặc bổ sung ý kiến của bạn cho bài viết. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho những ai đang sở hữu website và muốn truyền thông hiệu quả bằng website.
    Nguồn: Netmoon.vn
     
    Last edited by a moderator: 3/1/17
    #1
  2. tuyenhuynhvan PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    21/11/16
    cơ bản thì thấy những gì bạn viết cũng đầy đủ rồi. Viết web mà gây khó cho seo thì cũng khổ
     
    #2
  3. Yumei PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    3/9/16
    Nơi ở:
    855 Hồng Bàng p9 quận 6
    đúng rồi, tại ngta nghĩ IT thì thông mấy cái đó, chứ kêu mấy đưa kinh tế vô làm nó ko hiểu máy tính code này nọ nó ko hiểu nên khó lắm. kiếm thằng IT làm cho dễ đào tạo
     
    #3
  4. Yumei PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    3/9/16
    Nơi ở:
    855 Hồng Bàng p9 quận 6
    ý là bạn muốn biết trang web mình chạy mượt hay ko đó hả
    nếu bạn ko đăng tùm lum và chia danh mục rõ ràng thì sẽ chạy ngon thôi ko cần công cụ gì kiểm tra đâu
     
    #4
  5. neunoidoemhp PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    11/8/15
    đương nhiên là web phải vào quy củ đã thì mới được seo chứ bt ai ngta vào xem mà
     
    #5
  6. thanhthuy192 PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    8/12/16
    chưa thiết kế web mà đã seo thì chả đứa vào thèm vistit, vào phát là out luôn
     
    #6
  7. damtoan123 PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    8/7/16
    lên thiết kế cho web rồi thì phải seo luôn thôi
     
    #7

Chia sẻ trang này