QC Tạp chí gia đình: Ly hôn khi chồng đi biệt tích

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi kieudiepchi, 17/8/16.

  1. kieudiepchi PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    6/5/16
    Tôi lập gia đình năm 2008, khi mình sắp có con thì chồng tôi bỏ đi biệt không có tin tức gì cả. Bây giờ tôi sinh con được hơn 1 năm tuổi rồi. Tôi muốn làm thủ tục ly hôn thì như thế nào?

    Chồng tôi sau này về có quyền đòi con không? hoặc khi tôi muốn lập gia đình và có con riêng thì chống tôi có đòi quyền nuôi con được không? Tôi đang rất lo lắng mong luật sư trả lời giúp. (Câu hỏi của Bạn đọc Hòa Phượng)

    Trả lời:

    Câu hỏi của bạn chưa được rõ về việc bạn “lập gia đình” có đăng ký kết hôn hay không? Do đó, chúng tôi xin trả lời theo giả thiết nhé.

    Trường hợp các bạn “lập gia đình” mà không đăng ký kết hôn:

    Xét về mặt pháp lý, quan hệ hôn nhân của hai bạn chưa được pháp luật công nhận, do đó bạn không cần phải làm thủ tục ly hôn. Bạn cứ việc xây dựng gia đình với người khác (nếu muốn) và thủ tục kết hôn này vẫn bình thường như người chưa đăng ký kết hôn lần nào. Trường hợp sau này chồng bạn lại về, nếu hai người không thỏa thuận được việc nuôi con hay tài sản chung (nếu có) thì anh ấy có quyền khởi kiện về việc nuôi con hoặc chia tài sản chung của hai người theo quy định của pháp luật.

    Trường hợp bạn “lập gia đình” có đăng ký kết hôn mà bây giờ bạn muốn ly hôn:

    Bạn cho biết chồng bỏ đi mà không rõ tung tích từ khi bạn sắp có con, nay con bạn được hơn 1 tuổi, tức là anh ấy đã bỏ đi biệt tích có thể chưa được 2 năm. Do đó, bây giờ bạn muốn nộp mẫu đơn xin ly hôn thì trình tự bắt buộc sẽ là:

    Bạn làm đơn gửi đến tòa án nhân dân nơi chồng bạn cư trú yêu cầu tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú (quy định tại điều 324 - BLTTDS, mẫu đơn theo điều 312 - BLTTDS ). Xét thấy có căn cứ, tòa án sẽ ra quyết định thông báo tìm kiếm chồng bạn theo đúng trình tự luật định. Quyết định thông báo tìm kiếm này sẽ là cơ sở để bạn có đơn yêu cầu tòa án tuyên bố chồng bạn bị mất tích sau này.

    Sau khi Tòa án đã ra Quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và thông báo này đã được thực hiện theo đúng trình tự quy định tại điều 327, 328 - Bộ luật TTDS mà chồng bạn vẫn không trở về hay có tin tức gì là còn sống hay đã chết, đồng thời chồng bạn đã biệt tích hai năm liền trở lên thì bạn phải làm đơn gửi đến tòa án đề nghị tuyên bố chồng bạn mất tích (đơn theo quy định tại điều 312 - BLTTDS). Nếu thấy đủ căn cứ thì Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố chồng bạn mất tích.

    Sau khi Tòa án đã ra Quyết định tuyên bố là chồng bạn bị mất tích, thì lúc này bạn lại làm đơn khởi kiện xin được ly hôn với chồng bạn (gửi kèm theo quyết định tuyên bố chồng bạn mất). Nếu không có gì phát sinh, Tòa án sẽ ra quyết định cho phép bạn được ly hôn.

    Xin lưu ý với bạn trong trường hợp này: Con bạn được quyền nuôi, nhưng tài sản của người mất tích sẽ được giao cho con đã thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý. Nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý, nếu không có người thân thích thì tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản chứ không phải là bạn (điều 79 – BLTTDS)

    Tuy bạn chưa làm thủ tục đề nghị tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và chồng bạn đã biệt tích từ hai năm liền trở lên nhưng bạn lại có đầy đủ chứng cứ chứng minh chồng bạn đã biệt tích hai năm liền mà không có tin tức xác thực về việc chồng bạn còn sống hoặc đã chết và chứng minh mình đã áp dụng mọi biện pháp tìm kiếm nhưng vẫn không có kết quả. Bạn có thể làm đơn đề nghị tòa án tuyên bố chồng bạn mất tích luôn mà không nhất thiết phải xong trình tự yêu cầu tòa án ra thông báo tìm kiếm trước. Trình tự thông báo tìm kiếm người vắng mặt nơi cư trú sẽ được tòa án thực hiện trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố mất tích của bạn.

    Bạn có lo lắng là nếu chồng bạn sau này lại trở về thì có “đòi con” không?

    Nếu chồng bạn trở về, anh ấy có quyền yêu cầu tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích trước đây. Quyền và lợi ích hợp pháp của anh ấy sẽ được khôi phục, riêng quyết định cho ly hôn thì vẫn có hiệu lực pháp luật. Tài sản của anh ấy được người quản lý chuyển giao sau khi đã trừ đi chi phí quản lý. Con chung của hai người nếu không thỏa thuận được anh ấy vẫn có quyền khởi kiện để yêu cầu được trực tiếp nuôi con. Về nguyên tắc, nếu con dưới ba tuổi thì sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Đối với con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét trên cơ sở đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con và nguyện vọng con của bạn mong muốn được cha hay mẹ nuôi nấng.

    Bạn không nên quá lo lắng kể cả khi bạn đã lập gia đình và có con với người chồng mới, nếu vẫn chứng minh được mình có đủ khả năng đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con riêng với người chồng cũ thì bạn vẫn có thể tiếp tục được trực tiếp nuôi con. Anh ấy có quyền “đòi” nhưng “cho” hay không lại do tòa án quyết định nếu hai người không tự giải quyết được. Đừng quá lo xa! Chúc bạn có cuộc sống mới hạnh phúc!

    Tư vấn bởi Luật sư Bùi Tuấn Anh – Văn phòng Luật sư Bùi Đình Ứng – Đoàn luật sư TP.Hà Nội
    Xem thêm: thu tuc ly hon
     
    #1

Chia sẻ trang này