QC Nợ nần có phải là điều tồi tệ?

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi tommy7m, 23/2/21.

  1. tommy7m PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    17/12/17
    COVID-19 đã tàn phá sân cỏ được gần một năm. Tuy chưa có tổng kết thiệt hại nhân dịp mốc thời gian đó nhưng những lo lắng về tài chính đã trở thành vấn đề nổi cộm nhất của các CLB bóng đá. Người ta đã sững sờ khi nghe tin món nợ khổng lồ của Barcelona có thể khiến CLB này bị phá sản.
    Link xem trực tiếp bóng đá miễn phí tại đây

    Nợ nần có phải là điều tồi tệ?

    Đối mặt với nhiều tháng phải vận hành những sân bóng trống trải và không có gì đảm bảo rằng mùa giải 2019/20 sẽ kết thức êm đẹp, nhiều CLB hiện đã lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, đã phải quen với việc khất nợ và sống trong nguy cơ phá sản.

    Các sự kiện gần đây đã khiến số phận của các CLB lớn trở thành tâm điểm chú ý. Cụ thể nhất, việc công bố các số liệu tài chính mới nhất của FC Barcelona đã thu hút nhiều sự chú ý của công chúng hơn là đến tác động thảm khốc mà đại dịch đang gây ra đối với tài chính của các CLB lớn nhất thế giới.

    Nhiều người đã tự hỏi, làm thế nào mà CLB được mệnh danh là "đội bóng giàu có nhất thế giới" - một vinh dự lại được trao cho Barcelona trong báo cáo mới nhất về thứ hạng Football Money League của hãng kiểm toán Deloitte - lại đồng thời đứng trên bờ vực phá sản?

    Câu trả lời chắc hẳn sẽ gây sốc và thu hút nhiều sự chú ý của giới truyền thông là mức nợ của CLB hiện là 1,2 tỉ euro, một con số hơi gây hiểu nhầm. Tuy nhiên, rắc rối mà gã khổng lồ xứ Catalan gặp phải là hoàn toàn có thật: tổng nợ của họ là 480 triệu euro, 268 triệu euro trong số đó đã đến hạn trong năm tài chính hiện tại, cùng với 323 triệu euro các khoản phải trả cho khâu chuyển nhượng, và 126 triệu euro khác cũng phải thanh toán trong ngắn hạn.

    Các khoản nợ khủng khiếp của Barca và sự quản lý yếu kém đã khiến họ trở nên khác biệt với tất cả những CLB khác trong bóng đá, nhưng phản ứng đối với mức nợ của họ cũng tương tự như những phản ứng được thấy ở những CLB khác. Thông thường, khi một CLB chìm trong nợ nần, họ thường bị sốc và mất tinh thần.

    Gần như vốn dĩ, nợ nần ở một CLB bóng đá được coi là một điều tồi tệ. Nhưng có đúng vậy không? Lấy nợ tài chính làm thước đo xác định (tức là bỏ qua các khoản nợ chuyển nhượng của các CLB), CLB mắc nợ nhiều nhất trong bóng đá thế giới hiện nay là Tottenham Hotspur. Vào cuối tháng 6/2020, Spurs đã có tổng số nợ là 831 triệu bảng.

    Sân bóng Camp Nou chật kín người, nguy cơ nợ nần của Barcelona sẽ rất thấp

    Sẽ rất dễ dàng để so sánh điều đó với mức nợ của họ chỉ là 31 triệu bảng vào năm 2015 và đặc biệt là khi họ không có được thêm món đồ bạc nào trong tủ danh hiệu của mình trong giai đoạn giữa giữa mốc thời gian tháng 6/2015 và tháng 6/2020. Tuy nhiên, những thông tin hạn hẹp như vậy hiếm khi kể được toàn bộ câu chuyện.

    Spurs có thể đang ôm khoản nợ lớn hơn bất kỳ CLB nào khác ngay bây giờ, nhưng đổi lại, họ đã xây dựng và sở hữu một SVĐ mới tinh và tốt nhất thế giới. Nợ của họ tăng vọt là để tạo điều kiện cho việc xây dựng SVĐ Tottenham Hotspur trị giá 1,3 tỷ bảng Anh, một khoản đầu tư đáng lẽ sẽ sớm đem tiền về nếu như COVID-19 không xuất hiện. Tình thế hiện nay sẽ buộc CLB phải trả nợ thành nhiều lần.

    Nợ nhiều chứng tỏ CLB khỏe mạnh

    Spurs đã tái xin cấp vốn cho các khoản vay để xây SVĐ vào cuối năm 2019 và hiện nợ các ngân hàng 655 triệu bảng. Nhưng thông qua việc tái cấp vốn đã làm giảm chi phí lãi suất xuống trung bình 2,66% và tăng thời gian đáo hạn trung bình của khoản nợ lên 23 năm.

    Tổng chi phí lãi vay dự kiến sẽ đạt khoảng 223 triệu bảng vào thời điểm các khoản vay hết hạn vào năm 2049 và CLB (ít nhất là ban đầu) sẽ trả lãi nhiều hơn bất kỳ CLB nào khác ở giải Ngoại hạng Anh. Nhưng lợi ích do SVĐ mới mang lại khi Đại dịch lắng xuống dự kiến sẽ đem về trung bình khoảng 8 triệu bảng Anh mỗi năm trong 3 thập kỷ tới.

    Một khoản vay khác của Spurs dưới dạng vốn hỗ trợ 175 triệu bảng Anh từ Ngân hàng Anh quốc thông qua Quỹ tài trợ doanh nghiệp COVID-19 của chính phủ Anh (CCFF). Khoản vay đó sẽ đáo hạn vào tháng tới, nhưng việc Spurs thậm chí có thể tiếp cận nó là dấu hiệu cho thấy tình hình tài chính mạnh mẽ của họ; chỉ những pháp nhân được "xếp hạng đầu tư" mới đủ điều kiện vay từ quỹ này.

    Theo cách đó, Arsenal cũng đã khai thác nguồn vốn từ CCFF, lần này là khoản vay 120 triệu bảng. Một lần nữa, việc họ vay tiền của CCFF không phải là dấu hiệu của một CLB đang bị khốn đốn mà ngược lại, họ được chính phủ Vương quốc Anh đánh giá là ít có nguy cơ vỡ nợ nhất. Khoản nợ được công bố mới nhất của Arsenal vào năm 2019 là 209 triệu bảng, với mức lãi suất phải trả là 11 triệu bảng/năm.
     
    #1

Chia sẻ trang này