Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Học SEO Onpage là một trong những khóa học seo cơ bản được nhiều người chọn học nhất tại Đà Nẵng. Tại sao lại như thế? Tại sao phải học SEO Onpage? Bài viết sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này và chia sẻ cùng các bạn checklist seo onpage để giúp các bạn phần nào hiểu được những gì có trong SEO Onpage và giúp bạn học SEO Onpage cũng như làm SEO Onpage hiệu quả hơn. Cùng đi vào tìm câu trả lời cho vấn đề đầu tiên. Đó là vì sao khóa học SEO Onpage là khóa học SEO được nhiều người lựa chọn nhất ở Đà Nẵng? Tại sao phải học SEO onpage? Không phải tình cờ mà khóa học SEO Onpage lại là khóa học được nhiều người chọn học như vậy. Chắc chắn có một nguyên nhân ẩn đằng sau. Nhưng trước khi đi tìm câu trả lời, chúng ta hãy cùng ôn lại SEO Onpage là gì đã nhé! SEO Onpage là gì? Seo Onpage là quá trình tối ưu hóa hình thức, nội dung và cấu trúc các trang trong website nhằm giúp trang web của bạn trở nên thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm. Quá trình này được thực hiện sau khi bạn đã hoàn thành xong cơ bản về việc làm nội dung và đẩy link. Tại sao phải học SEO Onpage? Tại sao phải học SEO Onpage? Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta cần trả lời được câu hỏi: “Tại sao phải SEO Onpage?” + SEO Onpage sẽ được thực hiện song song với quá trình phân tích hiệu quả đầu tư SEO. Điều đó có nghĩa là gì? Có nghĩa là chỉ được ngừng SEO Onpage khi các doanh nghiệp ngừng việc đầu tư SEO. Hay nói cách khác ngừng SEO Onpage là ngừng SEO. Nếu bạn vẫn muốn SEO và SEO lên top mà bạn không SEO Onpage thì bạn sẽ chẳng bao giờ đạt được mục đích đâu. + Hãy hình dung Google là một cỗ máy online, nó đi qua các website và thu thập dữ liệu dưới dạng văn bản. Nó không thể hiểu được nội dung bài viết trong website, tuy nhiên nó sẽ đánh giá chất lượng website và chất lượng bài viết thông qua một số tiêu chí như: keywords Density, Title, Meta description, Meta Keywords, Alt ảnh, URL, Heading,... Xem thêm: Tổng hợp thuật toán của Google năm 2018 (Phần 1) Như vậy, bạn phải tập trung vào tối ưu các yếu tố theo tiêu chí của Google nếu muốn được xếp hạng cao. Nếu không làm rõ chủ đề cần hướng tới theo các tiêu chí trên của Google thì Google sẽ không thể hiểu được chủ đề của bạn dẫn đến bạn không thể lên top cao với từ khóa đó. + SEO Onpage là phương pháp tốt nhất để tối ưu hóa nội dung của bạn. Khi bạn muốn làm SEO Offpage, bạn cần đảm bảo trang web được tối ưu hóa hoàn toàn với các yếu tố SEO Onpage. + Website được tối ưu hóa sẽ giúp bạn xếp hạng nội dung một cách nhanh chóng. Đồng thời, Google sẽ coi đó là tối ưu hóa tự nhiên và xếp hạng cao cho website của bạn. + Mặc khác, SEO Offpage cũng giúp trang web bạn lên top tuy nhiên bạn không thể kiểm soát được SEO Offpage vì bạn thực hiện SEO trên trang của người khác. Còn với SEO Onpage bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được các yếu tố và bạn có thể chỉnh sửa, điều chỉnh, tối ưu nó. Mặc khác SEO Offpage cũng dựa trên nền tảng là website của bạn(Onpage). Do đó Onpage tốt thì Offpage mới tốt được. Đừng nổ lực làm Offpage khi mà Onpage chưa được tối ưu. ⇒ Vì những lý do trên bạn bắt buộc phải SEO Onpage và SEO Onpage liên tục để có được vị trí cao trên bảng xếp hạng tìm kiếm của Google. ⇒ Bạn cần học SEO Onpage để biết cách tối ưu các yếu tố trên page và SEO Onpage thành công. Checklist cho học SEO Onpage hiệu quả Để học SEO Onpage và SEO Onpage thành công thì trước hết bạn cần nắm vững checklist của một page chuẩn SEO. Checklist sau đây sẽ giúp bạn kiểm tra xem một website đã tối ưu hay chưa. Nghiên cứu SERP của bạn Nghiên cứu SERPs liên quan gì đến SEO Onpage? Có phải đó là điều bạn đang thắc mắc? Vậy thì đọc tiếp thôi nào! Các thuật toán SEO và Google trải qua hầu hết các thay đổi liên tục và trước khi bạn thực hiện các nỗ lực tối ưu hóa tất cả các trang của mình, hãy đảm bảo bạn đang thực hiện đúng cách. Nghiên cứu SERPs là bước đầu tiên để bạn kiểm tra xem hiện tại mình đã đi đúng hướng, SEO đúng từ khóa hay chưa. Bạn có thể nghiên cứu SERPs bằng cách nhập một trong các từ khóa của bạn vào Google và xem kết quả. Bạn có thể thấy được một số website được google đánh giá cao liên quan đến từ khóa đó. Hãy nhấp vào một vài kết quả đầu tiên để phân tích xem trang web đó làm như thế nào? Sao nó lại được xếp hạng cao như vậy? Những điểm mạnh nó làm được? Còn tồn tại điểm yếu nào để bạn điền vào hay không?... Việc trả lời các câu hỏi trên sẽ giúp bạn rất nhiều trong khóa học SEO Onpage hay trong quá trình làm SEO Onpage cho trang web mình tốt hơn. Học SEO Onpage với nghiên cứu từ khóa Học SEO Onpage với nghiên cứu từ khóa Checklist thứ 2 cho học SEO Onpage của bạn đó là về nghiên cứu từ khóa. Như các bạn biết đấy, SEO luôn luôn thay đổi, hôm nay như thế nhưng mai có thể đã khác rồi. Tuy nhiên, có một điều vẫn không đổi, đó là sự cần thiết, tầm quan trọng của từ khóa và nghiên cứu từ khóa. Nhiều người nghiên cứu từ khóa mắc một sai lầm đó là quá tập trung vào các công cụ nghiên cứu từ khóa. Hãy nhớ, nghiên cứu từ khóa không bắt đầu bằng các công cụ mà bắt đầu với thị trường mục tiêu của bạn. Hãy bắt đầu với việc thấu hiểu những người sẽ tìm kiếm nội dung của bạn, bạn phải hiểu nhân khẩu học, sở thích, nhu cầu và xu hướng tìm kiếm của họ. Năm 2018 này, Google đặc biệt ưu tiên cảm nhận người dùng khi đánh giá chất lượng của một website. Do đó, bạn phải luôn chú ý đến điều này trong suốt quá trình học và làm SEO Onpage. Lưu ý đến xu hướng tìm kiếm bằng giọng nói trong năm 2018 này, nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc nghiên cứu từ khóa cho SEO Onpage. Xem thêm: Làm thế nào để nghiên cứu từ khóa như một chuyên gia? (Phần 2) Học SEO Onpage: tối ưu URL Cấu trúc của một URL sẽ như sau: Xét ví dụ: Có 2 URL mysite.com/checklist-cho-hoc-seo-on-page-2018 và mysite.com/blog/archive/12/6/2018/checklist-cho-hoc-seo-on-page-2018/page/12 Bạn thích URL nào hơn? Chắc chắn là URL đầu tiên rồi đúng không nào! Vì sao? Vì nó ngắn hơn, dễ đọc hơn và dễ hiểu hơn. Google cũng vậy, Google cũng sẽ đánh giá URL 1 hơn vì những lý do như trên. Vậy nên hãy luôn đảm bảo rằng URL của bạn ngắn gọn, chứa từ khóa chính và miêu tả chính xác nội dung của trang. Nếu Google không biết trang của bạn là gì, nó sẽ không thể thu thập thông tin một cách hiệu quả. Học SEO Onpage: tối ưu thẻ tiêu đề Thẻ tiêu đề, còn được gọi là thẻ H1, là một phần cực kỳ quan trọng của tối ưu hóa trên trang web. Tương tự như URL, thẻ H1 sẽ được Google chú ý sau khi xét URL. + Sử dụng từ khóa trong thẻ tiêu đề để xác định mục đích của trang. Nếu Google Bot thấy các từ khóa ở trong thẻ tiêu đề của bạn, nó sẽ xem xét và xếp hạng cao cho trang đó. + Bạn nên đặt 2-3 từ khóa trong tiêu đề của mình, giữ từ khóa chính ở phía trước tiêu đề và giữ tiêu đề của bạn trong 50-60 ký tự. + Công thức cho tiêu đề để được xếp hạng cao: từ khóa chính, từ khóa phụ . Ví dụ: Trong ví dụ này, H1 chỉ có văn bản hấp dẫn và từ khóa chính. từ khóa trong SEO. Xem thêm: Vị trí nào đắc địa cho từ khóa trong SEO? Tối ưu thẻ H2 cho SEO Opage H1 là tiêu đề chính thì H2 chính là tiêu đề phụ cho bài viết của bạn. + H2 giúp cho nội dung của bạn thân thiện hơn với người dùng. Như đã nói ở trên, hiện nay Google quan trọng trải nghiệm của người dùng, do đó nội dung thân thiện với người dùng tất nhiên sẽ được đánh giá cao rồi. + Không giống như H1, chỉ được sử dụng một lần trên mỗi trang, bạn có thể sử dụng nhiều thẻ H2 trong toàn bộ trang của mình. Và với mỗi thẻ H2 bạn có thể đặt từ khóa của mình vào để góp phần tăng thứ hạng. Lưu ý: Chỉ chèn những từ khóa có liên quan vào H2 và làm cho nó thật tự nhiên. Học SEO Onpage: Tối ưu thẻ mô tả meta Thẻ mô tả Meta cũng là một yếu tố SEO quan trọng khác cần được chú ý đến trong các khóa học về seo. Thẻ mô tả meta là các đoạn văn bản nhỏ mô tả nội dung của trang. Mục đích của nó là để giải thích cho các công cụ tìm kiếm những gì mà trang đó đang hướng tới. Bạn sẽ thấy đoạn mô tả này trên các kết quả tìm kiếm của Google khi bạn search 1 chủ đề bất kỳ. Ví dụ: Khi tôi search về lợi ích của Google Webmaster Tool thì kết quả sẽ như sau: Vùng khoanh đỏ chính là mô tả meta. Xem thêm: Lợi ích Google Webmaster Tool trong chiến lược SEO Để được đánh giá cao và tăng trải nghiệm cho người tìm kiếm, bạn nên chú ý đến mô tả meta, chèn từ khóa vào thẻ này và viết đoạn mô tả này thật hấp dẫn, thu hút. Đồng thời giữ nó trong phạm vi cho phép. Trước đây, mô tả meta chỉ được 160 ký tự. Tuy nhiên, vào cuối năm ngoái, Google đã tăng liên kết mô tả tối đa từ 160 đến 320 ký tự (gấp đôi so với trước đây). Kết luận Vậy là 6 checklist cho SEO Onpage đã được tiết lộ rồi, để các bạn học seo online hiệu quả thì bài viết hôm nay tôi sẽ dừng lại tại đây thôi. Các bạn hãy đọc đi đọc lại và nắm vững những kiến thức này đã nhé. Chớ vội vàng, tự học seo thì các bạn phải học từ từ, nắm vững từng kiến thức một, nhồi nhét nhiều kiến thức trong một thời gian ngắn sẽ không có hiệu quả đâu. Sau khi nghiền ngẫm, áp dụng được những kiến thức trong bài này hãy quay lại và đọc tiếp phần 2 nhé! Vẫn còn nhiều checklist chưa được tiết lộ nên nhớ quay lại khám phá tiếp nhé!
SEO mà bạn đó mới là onpage phần 1 thôi còn phần 2 nữa vì thủ thuật seo đọc miết không hết chúc bạn seo hiệu quả