Học cách để trở thành copywriter sơ cấp

Thảo luận trong 'SEO nội dung' bắt đầu bởi Yumei, 5/12/16.

  1. Yumei PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    3/9/16
    Nơi ở:
    855 Hồng Bàng p9 quận 6
    Chủ đề bài viết là vấn đề muôn thuở của các copywriter. Gặp ngày “vợt” được ý tưởng, có thể cho ra 1 loạt bài viết hay, cũng có khi ngáp ruồi cả ngày cũng không nặn ra nỗi 1 ý tưởng hay. Cùng diễn đàn seothucong tìm hiểu nhé. Cái khó của 1 copywriter là ý tưởng đột phá cho 1 chủ đề, còn cái khó cho người làm nội dung, đặc biệt là nội dung để SEO phải viết 1000 bài cùng chủ đề là 1000 ý tưởng không trùng lắp. Làm thế nào để viết được 1000 bài với nội dung không trùng lắp và ý tưởng mỗi bài là độc nhất?

    #1: Bí kíp 1 – Mind map
    Để viết được thì không khó, chắc chắn thế, vì ai cũng biết viết. Nhưng để viết về 1 cái lọ hoa ngày này qua tháng nọ là điều không phải ai cũng có thể “vỗ ngực” đứng ra làm. Vậy làm thân 1 người viết, bạn phải có những bí kíp cho riêng mình để biến điều khó tưởng thành việc đơn giản như ăn kẹo. Đầu tiên, muốn viết được nhiều bài với cùng chủ đề, bạn phải liệt kê ra, mà khá hơn là phải biết vẽ ra.

    Bắt đầu từ chủ đề ở giữa, bạn vẽ ra những nhánh cơ bản như:

    SẢN PHẨM
    • Sản phẩm này là gì?
    • Có điểm khác biệt nào so với những sản phẩm khác cùng loại?
    • Điểm nổi bật của nó là gì? Gía cả hay dịch vụ đi kèm?
    • Những con số có thể đem ra so sánh giữa sản phẩm này so với của đối thủ cạnh tranh. Ví dụ như chiếc điện thoại này có khả năng chống thấm nước, dung lượng cao,
    • Sản phẩm này cũ hay mới? Định vị của nó với người dùng như thế nào?
    • Có cần tái định vị không?
    • Có chứng nhận nào hay bằng chứng nào chứng tỏ sản phẩm này tốt không?
    • Sản phẩm này giúp được gì cho người dùng ngoài giá trị thực của nó. Ví dụ thỏi son không chỉ giúp người phụ nữ đẹp hơn mà nó giúp họ tự tin hơn. Gía trị khác của thỏi son chính là sự tự tin và là vật bất li thân của nhiều người phụ nữ.
    NGƯỜI ĐỌC
    • Khách hàng mục tiêu là ai? Chân dung họ như thế nào? (Tuổi tác, vị trí địa lí, giới tính, sở thích và hành vi đọc của họ, … càng vẽ ra chi tiết bạn càng có nhiều hướng để viết bài)
    • Người mua, người tìm hiểu và người sử dụng có phải cùng 1 người không?
    • Người đọc sẽ tìm kiếm sản phẩm này thông qua các kênh nào? Kênh mà họ thích thú sử dụng phong cách viết chủ yếu nào?
    • Người đọc có thích sự thay đổi từ nội dung không hay chỉ thích kiểu truyền thống?
    • Người đọc có sẵn sàng rút ví ngay nếu họ thích không hay họ phải suy nghĩ và cần thời gian chờ?
    • Người đọc bị “bóc mẻ” nhiều nhất bởi thông tin gì? Gỉam giá, khuyến mãi, hạn chót mua hàng, hàng hiếm, …
    DỊCH VỤ
    • Có những dịch vụ nào? Online, offline?
    • Điểm khác biệt của dịch vụ này so với dịch vụ của chỗ khác?
    • Điểm nào khách hàng thích nhất từ dịch vụ ở đây? Như giao hàng trong ngày, giao hàng miễn phí trên toàn quốc, cho đổi trả hàng trong vòng 365 ngày, vì bất kì lí do gì, chính sách bảo hành trọn đời, chính sách đổi cũ lấy mới cho khách hàng thân thiết, …
    • Dịch vụ nào là thế mạnh? (Thế mạnh của dịch vụ dưới góc nhìn của người bán có thể không trùng khớp với điểm khách hàng yêu thích từ dịch vụ).
    • Dịch vụ nào sẽ được tăng cường? Dịch vụ nào sắp bị hủy bỏ? Dịch vụ nào đang được cải tiến?
    CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI
    • Khuyến mãi này có được lòng khách hàng không? (Có thể hiểu là nó có quá rườm rà để tham gia không? Nó có quá lâu kể từ lúc mua sản phẩm đến lúc nhận khuyến mãi không? Nó có quá nhiều giới hạn hay quá nhiều khoản cần phải đảm bảo mới được khuyến mãi không?)
    • Khuyến mãi nào dành cho đối tượng khách hàng nào? (Trung thành hay mới hay tiềm năng) Kéo dài bao lâu và có gì đặc biệt từ chương trình khuyến mãi này so với chương trình khuyến mãi cũ hay chương trình khuyến mãi ở nơi khác?
    • Sắp có chương trình khuyến mãi nào?
    • Các chương trình khuyến mãi có 1 không 2 và chỉ duy nhất (bao nhiêu ngày).
    • Có bao nhiêu người đã mua hàng kể từ khi có khuyến mãi?
    CÁC NHẬN ĐỊNH
    • Khách hàng nói gì về sản phẩm này? Khen hay chê? Khen ở điểm nào và chê ở điểm nào?
    • Đặc trưng của sản phẩm có đáp ứng được những lời than phiền của khách hàng không?
    • Làm thế nào để các nhận định không tốt sẽ được hạn chế bớt? (Tìm cách thay đổi dịch vụ hay sản phẩm hay nhân viên)
    • Góc nhìn của người bán với người mua có giống nhau không? Mỗi người đang nghĩ gì và mong muốn gì?
    • Nhận định nào là tác động mạnh mẽ vào thay đổi của sản phẩm? Ví dụ khách hàng nói nồi cơm này quá khó sử dụng. Mỗi lần nấu cơm, bà vợ hấp thêm đĩa rau bên trong nồi cơm, phải cách 5 phút lại mở nắp nồi cơm ra xem rau chín chưa, rất bất tiện. Thì sau đó, người bán có tiến hành làm nắp nồi cơm bằng thủy tinh để làm hài lòng khách hàng hay không? Điều này là có thể hay không thể? Nếu không thì tại sao?
    Mind map có thể mất khá nhiều thời gian, nhưng nó giữ cho bạn đi đúng hướng và không bị trùng lắp các ý tưởng khi lượng bài quá nhiều.

    #2: Bí kíp 2 – Google
    Mọi thứ hầu như đã sẵn sàng để bạn tìm kiếm. Thông tin có ở khắp mọi nơi, chỉ cần bạn biết cách tìm kiếm và chịu tìm kiếm, mọi thứ sẽ bày trước mắt bạn.

    Khi phải viết về 1 chiếc khăn choàng, bạn có nhiều cách để tìm ý tưởng. Hãy lên Google và search với Google Suggest, bạn sẽ biết được người dùng ngoài kia tìm kiếm gì liên quan đến khăn choàng. Với các từ khóa chính và các từ khóa ngách, bạn chắc chắn có được hơn 50 ý tưởng cho mình.


    Tìm hiểu những bài khoa học, những con số sẽ cho bạn nhiều thông tin hơn. Bằng cách kể chi tiết, so sánh những con số đó, bạn đã có ngay cho mình nhiều bài dưới góc độ nghiên cứu và kĩ thuật. Dành cho đối tượng khách hàng muốn tìm hiểu kĩ về sản phẩm và những vấn đề xung quanh đó, bài viết cấp độ “chuyên gia” của bạn sẽ được đánh giá rất cao. Đơn cử như bài viết về 1 sản phẩm có chứa vitamin C tinh khiết với cách trích xuất cực kì khó khăn. Nếu bạn tìm hiểu và có thể đưa ra con số trung thực, so sánh, trong mỗi chai Obagi Japan Line C10 12ml có chứa lượng vitamin C bằng với 75 quả chanh tươi thì chắc chắn người đọc sẽ không ngần ngại nhấn nút đặt mua ngay. Nhưng muốn làm được điều đó, đòi hỏi bạn phải tìm hiểu và đi sâu vào sản phẩm, chứ không đơn thuần là search bề nổi trên Google và sao y những bài viết nằm trên top.

    #3: Bí kíp 3 – Đọc
    Không ngừng đọc và đọc. Đọc nhiều nội dung, tìm hiểu nhiều thứ sẽ cho bạn tư duy nhìn nhận mở rộng hơn so với việc bạn chỉ đứng bên cạnh cái đèn và nhìn chằm chằm vào nó. Đứng quá gần 1 chiếc đèn đang sáng bạn sẽ bị lóa mắt, không thể nhìn rõ được chân đèn hay thậm chí là hình dáng của đèn. Đọc nhiều sách sẽ giúp bạn có góc nhìn đa chiều và rộng hơn về sự vật, hiện tượng. Nó có thể không hữu ích ngay bây giờ, nhưng trong tương lai sẽ có. Bằng cách xâu chuỗi lại nhiều nội dung bạn đã đọc được và đúc rút được, bạn sẽ khiến cho bài viết của mình có chiều sâu và dễ thuyết phục người đọc hơn. Người đọc chỉ có thể bị thuyết phục nếu bạn cũng bị thuyết phục sau khi đọc bài viết của chính mình. Vì người đọc ngày càng khó tính và thông minh hơn, nên nội dung càng phải đi nhanh và cao hơn để người đọc có thể tìm thấy cái gì đó thật cuốn hút và mong muốn được sở hữu sản phẩm có tầm như vậy. Bạn có thể note lại ý này: “Không có sản phẩm nào tầm thường, chỉ có những sản phẩm chưa được khai phá hết điểm mạnh thông qua ngòi bút hay lời nói”.

    Đọc nhiều không lấy đi của bạn thời gian, nó làm tăng giá trị sống và thỉnh thoảng giúp được bạn như trong tình huống này. Tất nhiên, bạn cũng phải biết đọc có chọn lọc!

    #4: Bí kíp 4 – Ghi chép
    Ghi chép, ghi lại bằng hình ảnh hay câu chữ đều là những việc cần phải làm, đặc biệt là trong ngành sáng tạo. Mỗi một khoảnh khắc bạn bắt gặp đều sẽ hữu ích cho bạn trong tương lai. Một câu tagline trên đường, 1 hình ảnh ngộ nghĩnh của poster đều sẽ là ý tưởng sáng giá sau này cho bài viết của bạn. Ghi lại mọi khoảnh khắc, viết ra mọi ý nghĩ thoáng qua trong đầu của bạn, nó sẽ hữu dụng trong những thời khắc riêng của nó. Do đó, muốn viết “nhiều”, “sâu” và “chạm” (nghe thật nhạy cảm :3 ) bạn phải biết nhìn thật nhiều, ghi thật nhiều, chụp thật nhiều.

    #5: Bí kíp 5 – Sáng tạo
    Xâu chuỗi và cho ra các bình luận riêng cũng là một trong những sáng tạo mà người viết hay vận dụng nhất. Bạn cũng có nhiều cách để sáng tạo dựa trên 1 chủ đề chán ngắt mà bạn đã cố nặn ra 900 ý tưởng. Sáng tạo có thể dựa trên những thông tin cũ, những sáng tạo cũ hoặc sáng tạo mới hoàn toàn. Thông thường, người ta hay sáng tạo dựa trên những điều cũ, bởi vì nó dễ và nhanh chóng hơn.

    Nguồn : danseo

    Read more: [Bí Kíp] - Tìm ý tưởng để có bài viết hay
     
    #1
  2. lamlehang3030 PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    4/2/16
    Nơi ở:
    Tân Bình
    Bài viết cũng có ích nhưng xưa nay mình vẫn hay viết bài mà không cần copy. Sau khi đọc xong bài bài này có vẻ copy cũng hay.
     
    #2
  3. Newbie PageRank 0 Member

    Tham gia ngày:
    15/9/16
    Rất hữu ích cảm ơn bạn đã chia sẻ. Mình viết bài rất cạn ý tưởng. 1 Sản phẩm mà bảo viết từ ngày này qua ngày khác đúng là khó
     
    #3
  4. nhalouis PageRank 0 Member

    Tham gia ngày:
    6/12/16
    bí kíp rất hay cảm ơn bạn đã chia sẽ
     
    #4
  5. tiendattb PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    20/10/16
    Không gì bằng tự viết, viết nhiều rồi sẽ rút ra được kinh nghiệm
     
    #5
  6. Yumei PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    3/9/16
    Nơi ở:
    855 Hồng Bàng p9 quận 6
    có rất nhiều người viết rât hay, viết mà mình còn không biết nó đang viết quảng cáo sản phẩm nữa, nhưng mình lại vô tình nhận diện dược thương hiệu rồi lại gây ấn tượng
     
    #6
  7. phuson123 PageRank 0 Member

    Tham gia ngày:
    7/11/16
    mình nhờ chút vấn đề với!
     
    #7

Chia sẻ trang này