Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Bất kì thực hiện một chiến dịch SEO nào thì giai đoạn phân tích đối thủ cạnh tranh cũng là bước quan trọng không thể bỏ qua được. Đây là giai đoạn cho chúng ta biết được đối thủ như thế nào? Họ mạnh và yếu điểm gì để từ đó ta có được một chiến lược SEO hợp lý và đạt hiệu quả nhất. Sau đây tôi sẽ đi sâu vào việc phân tích đối thủ cạnh tranh để từ đó ta có được một chiến lược link building hiệu quả nhất. Nếu như bạn vẫn đang thực hiện nghiên cứu đối thủ cạnh tranh theo phương pháp cũ trước đây? Hay đang phác thảo kế hoạch SEO cho doanh nghiệp mình và cho khách hàng theo những gì mình thu nhặt? Nếu vậy thì đã đến lúc bạn nên cập nhật lại chiến lược SEO cho mình. Hiện nay việc nghiên cứu, phân tích website, đối thủ cạnh tranh cũng có nhiều sự thay đổi. Dưới đây là những gì bạn nên tìm kiếm khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, và cách sử dụng thông tin đó để tạo ra kế hoạch SEO thành công. 1. Links Không nên chỉ vì đối thủ cạnh tranh đang giành được thứ hạng tốt bằng việc xây dựng hàng tá các liên kết spam, không phù hợp mà bạn cũng thực hiện website của mình theo cách thức đó. Nếu hiện tại họ vẫn chưa bị phạt thì trong tương lai khả năng này có thể sẽ xảy ra. a. Chiến lược toàn diện của đối thủ là gì? Hãy tìm kiếm, xem xu hướng xây dựng link trong hồ sơ Link building của đối thủ cạnh tranh là gì? - Họ có nhiều bài viết trên các blog khách hoặc trên blog chuyên ngành hay không? - Hình ảnh thương hiệu được nhiều người biết đến hay không? - Họ có thường xuyên được báo chí, truyền thông đề cập hay không? Đó là tất cả những điều bạn sẽ phải cạnh tranh chứ không phải là xây dựng link từ nguồn có chất lượng thấp, những bình luận blog, chữ ký diễn đàn.... b Những links tốt nhất mà họ đạt được là gì? Nếu bạn muốn đẩy mạnh được thương hiệu cũng như sự uy tín của website cho khách hàng hay cho bạn thì cần phải xây dựng được một số lượng link chất lượng. Để làm được điều này, bạn hãy bắt đầu từ việc thu thập các link chất lượng từ đối thủ sau đó mới tiến hành xây dựng các link chất lượng hơn. Trong tương lai Google vẫn trừng phạt các website có nhiều llink chất lượng thấp, thì một website có ít llink hơn nhưng chất lượng lại cao hơn chắc chắn sẽ tỏa sáng và có kết quả khả quan hơn trên SERP. Một cách đơn giản để nhận ra những backlinks tốt nhất của đối thủ đó là sử dụng công cụ CognitiveSEO. Tính năng khám phá backlink trực quan trên CognitiveSEO sẽ hiển thị những llink chất lượng cao mà bạn mong muốn. Bạn cũng có thể sử dụng đồ thị Domain Trustworthiness để tìm kiếm những link tên miền uy tín nhất của đối thủ cạnh tranh. Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của công ty mình, bạn có thể sẽ tìm thấy những liên kết uy tín nhất từ website .gov hoặc .edu, các blog hàng đầu trong ngành, mạng xã hội, và các website uy tín khác. Để thu về những liên kết như vậy, bạn cần: - Xây dựng quan hệ với các blog hàng đầu cùng lĩnh vực, để có thể chia sẻ nội dung của bạn theo phương thức guest blogging. - Xây dựng profile mạnh mẽ trên các website, và khuyến khích khách hàng đưa ra đánh giá nhận xét phù hợp. - Đăng ký tài khoản trên các trang cũng lĩnh vực, như vậy bạn sẽ được kết nối với các thành viên khác, từ đây bạn có thể đóng góp hiểu biết của mình và thu về những liên kết tương xứng. Làm được những điều trên, bạn đã có được một chiến lược xây dựng link building hiệu quả rồi. 2. Nội dung Hiện nay, Google sẽ không thưởng cho những website chứa hàng trăm hàng ngàn các bài viết dù được tối ưu, thay vào đó Google đang đề cao những post blog có chất lượng cao, và có số lượng người đọc tập trung cao. Không dừng lại ở đó, Google cũng sẽ đánh giá cao những tác giả uy tín. Khi bạn nghiên cứu nội dung của đối thủ cạnh tranh, đây là những câu hỏi bạn cần phải giải đáp. a. Tác giả là ai? Nếu hiện nay chỉ số Author Rank không đóng vai trò trong thứ hạng tìm kiếm của website thì chắc chắn tương lai điều này sẽ thay đổi, đây là chia sẻ mà Matt Cutts đã từng đề cập. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cũng nên tập trung một phần vào việc tìm hiểu ai là tác giả của những nội dung đó và mức độ uy tín của họ mạnh đến đâu. Hãy tìm kiếm hồ sơ Google+ của những tác giả này và xem xét trên các website khác họ có đăng tải bài viết, họ có thường xuyên đóng góp nội dung, lượng người theo dõi của họ trên Google+ là bao nhiêu, và mức độ tương tác của họ đối với những bài viết trên Google+ như thế nào?. Bạn cần phải giải đáp những câu hỏi này một cách tỉ mỉ và cẩn thận nhé. Khi tìm ra được những tác giả có uy tín, hãy tiếp cận với họ và thử xem họ có thể đóng góp nội dung cho site của mình hay không. b. Độ dài trung bình của nội dung? Độ dài bài viết không phải là tất cả, nếu nội dung được xếp hạng tốt trong kết quả tìm kiếm, thông thường đó là những bài viết có độ dài khoảng 1.000 - 2.000 từ, nhưng nếu nội dung của bạn hoặc của khách hàng chỉ vào khoảng 500 - 600 từ trên mỗi bài viết, hãy mở rộng nội dung hơn nữa để thu về thứ hạng tốt hơn nhé. c. Mức độ tương tác, quan tâm mà họ nhận được? Mức độ tương tác nội dung trên mạng xã hội có ảnh hưởng tới thứ hạng của website? Điều này có thể xảy ra nhé, đặc biệt nếu bạn càng chú trọng chia sẻ nhiều nội dung trên các mạng xã hội, thì càng nhiều bài viết được blogger và độc giả sử dụng để liên kết tới website của họ. Hãy theo dõi chiến lược quảng cáo nội dung hàng đầu của đối thủ. Ai đã tweet nội dung/ bài viết đó, làm thế nào chúng lại được chia sẻ trên Facebook, chúng được bookmark ở đâu?, và những website đang liên kết đến nội dung đó? Trả lời những câu hỏi này có thể giúp bạn xây dựng một chiến lược quảng cáo hiệu quả cho nội dung của mình. Bạn có thể click vào từng phần nội dung để xem ai đã tweet, sau đó thực hiện tìm kiếm tiêu đề bài viết trên Google để khám phá thêm những mạng xã hội khác đang chia sẻ hoặc liên kết đến nó. Điều này sẽ giúp bạn xác định được chiến lược quảng cáo của đối thủ cạnh tranh. d. Truyền thông xã hội Hình ảnh hiện diện mạnh mẽ trên mạng xã hội có phải là một tài sản lớn của doanh nghiệp, đặc biệt nếu bạn không muốn đặt tất cả “trứng vàng” của mình vào cùng chiếc giỏ tìm kiếm hữu cơ. Nếu bạn chưa thực hiện tìm hiểu truyền thông xã hội khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, hãy bổ sung yếu tố này vào ngay nhé và cố gắng giải thích đầy đủ những câu hỏi sau đây. e. Những mạng xã hội nào đang được đối thủ cạnh tranh sử dụng? Bạn không chỉ phải tìm hiểu những mạng xã hội nào đối thủ cạnh tranh tạo dựng hồ sơ trên đó, mà còn phải tìm ra những mạng họ hoạt động tích cực nhất. Thông thường, đó sẽ là các mạng Facebook, Twitter, LinkedIn, Google+, và Pinterest. Bạn cũng nên quan sát những diễn đàn và mạng xã hội chuyên ngành mà đối thủ cạnh tranh đang sử dụng thường xuyên. Bạn có thể sử dụng Google để tìm kiếm tên của đối thủ cạnh tranh do profile xã hội hàng đầu thường sẽ xuất hiện trên những trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm. f. Họ có bao nhiêu lượng follower/ fan? Bạn có cần 1.000, 10.000 hay một triệu fan hâm mộ? Hãy tìm hiểu xem đối thủ cạnh tranh của bạn có bao nhiêu người theo dõi trên các mạng xã hội. Nếu bạn đang tìm kiếm lý do tại sao doanh nghiệp nên sử dụng truyền thông xã hội, con số này có thể đóng một vai trò quan trọng bởi vì nó thể hiện số lượng khách hàng tiềm năng có thể có trên những mạng xã hội này. Ngoài việc ghé thăm mỗi hồ sơ xã hội của đối thủ và ghi nhận quy mô khán giả của họ, bạn có thể sử dụng Rival IQ, nó là một công cụ tuyệt vời để tìm hiểu nhanh chóng nhóm người theo dõi của đối thủ cạnh tranh. Nó cho phép bạn so sánh quy mô khán giả trên các mạng Twitter, Facebook, và Google+. g. Số lượng các tương tác chất lượng mà đối thủ nhận được? Bất cứ ai cũng có thể mua số lượng người theo dõi cho thương hiệu mình. Thậm chí họ có thể mua cả sự tham gia, tương tác của người dùng, tuy nhiên họ lại không thể mua được yếu tố ảnh hưởng qua lại thực sự giữa thương hiệu và người dùng. Nếu bạn dự định phác thảo chiến lược truyền thông xã hội cho doanh nghiệp dựa trên cách mà đối thủ của mình đang sử dụng, hãy học theo những đối thủ có lượng tương tác thực sự với khán giả nhé. h. Họ có thường xuyên cập nhật mạng xã hội? Câu hỏi này dẫn chúng ta quay ngược trở lại vấn đề nội dung, tuy nhiên đây là trường hợp nội dung trên mạng truyền thông xã hội. Đối thủ của bạn đã cập nhật mạng xã hội bao nhiêu lần, cách họ thực hiện là gì? Họ đưa ra câu hỏi, các liên kết bài viết, hay chia sẻ hình ảnh, video? Quan trọng nhất, hình thức cập nhật nào được khán giả đón nhận nhiều nhất? Biên soạn: Dich vu dang tin rao vat by Xuân Trung
Mình cảnh báo bạn lần 1 nhé, thấy bài viết hay thay vì trả lời thế này thì hãy nhấn nút cảm ơn và có những câu trả lời có ý nghĩa hơn. Một lần nữa là "phamnhim" không còn trên vnseo.edu.vn nữa đâu. Chúc bạn may mắn lần sau.